Uống nước lạnh ngay sau bữa ăn có thể gây khó tiêu vì nhiệt độ đồ ăn đột ngột thay đổi từ nóng sang lạnh khiến thức ăn khó tiêu hóa hơn. Ví dụ, thực phẩm giàu chất béo có xu hướng đông lại khi gặp nước lạnh.
Gây rối loạn tiêu hóa
Dạ dày sẽ tiêu hóa nhanh hơn khi chúng ta ăn thức ăn tương đương với nhiệt độ cơ thể. Ăn các thực phẩm quá lạnh hoặc quá nóng sẽ gây khó tiêu, rối loạn tiêu hóa thậm chí tiêu chảy.
Gây chóng mặt
Nhiệt độ cơ thể của chúng ta sẽ giảm đột ngột khi chúng ta uống nước đá. Hậu quả là việc cung cấp oxy cho các cơ quan trong cơ thể sẽ giảm, bao gồm cả não. Uống nước lạnh sau khi ăn cơm có thể khiến bạn bị chóng mặt.
Đau đầu, đau nửa đầu
Việc làm lạnh cơ thể đột ngột có thể dẫn đến suy giảm chức năng sinh lý. Hậu quả là bạn có thể bị đau đầu hoặc đau nửa đầu sau khi uống nước lạnh.
Chậm nhịp tim
Một số nghiên cứu cho thấy uống nước đá có thể kích thích dây thần kinh phế vị. Dây thần kinh này đóng vai trò kiểm soát các hoạt động của tim. Hiệu suất của dây thần kinh này sẽ bị giảm đi khi bạn uống nước lạnh.
Mất chất dinh dưỡng
Thông thường, nhiệt độ cơ thể con người nằm trong khoảng 36-37 °C. Khi chúng ta uống nước lạnh, cơ thể sẽ phải sử dụng nhiều năng lượng hơn để làm cho nhiệt độ cơ thể trở lại bình thường. Trong khi chúng ta vừa mới ăn xong, cơ thể cần rất nhiều năng lượng để tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng. Uống nước lạnh sau khi ăn cơm khiến năng lượng cơ thể cạn kiệt, cơ thể không thể hấp thu dinh dưỡng một cách tối ưu.
Gây đau họng
Uống nước đá cũng có thể gây tăng chất nhầy trong lớp niêm mạc thực quản. Điều này khiến thực phẩm dễ bị viêm nhiễm, gây đau họng.
Chú ý: Hướng dẫn cách uống nước tốt nhất
Các chuyên gia khuyên bạn nên uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày để đảm bảo các hoạt động bình thường của cơ thể. Bạn không nên uống nước lạnh ngay sau bữa ăn mà thay vào đó hãy uống nước ấm trước bữa ăn để có cảm giác no và ăn ít hơn. Các bác sỹ cũng khẳng định rằng uống nước ở nhiệt độ phòng sẽ tốt hơn nhiều so với nước lạnh.