Mua đất hơn 20 năm vẫn chưa được cấp sổ đỏ?

GD&TĐ - Được biết, năm 2001 - 2002, 33 hộ dân đã mua 40 lô đất của UBND xã Vinh Quang, Kom Tum với tổng số tiền 361 triệu đồng.

Người dân mong muốn sớm được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Người dân mong muốn sớm được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

22 năm trước, hàng chục hộ dân mua đất của UBND xã, thế nhưng, sau thời gian mòn mỏi đợi chờ và nhiều lần kiến nghị, đến nay họ vẫn chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ).

Vay vốn ngân hàng để mua đất

Biên lai thu tiền 2 lô đất mà người dân đóng cho UBND xã Vinh Quang năm 2001.

Biên lai thu tiền 2 lô đất mà người dân đóng cho UBND xã Vinh Quang năm 2001.

Tháng 10/2000 UBND xã Vinh Quang lập tờ trình, xin chủ trương UBND thị xã Kon Tum (nay là TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum) để xét giao đất cho các gia đình có nhu cầu giãn dân, tách hộ xây dựng nhà ở trên địa bàn xã.

Đến ngày 6/1/2001, UBND thị xã Kon Tum có văn bản đồng ý cho UBND xã Vinh Quang được quy hoạch đất khu dân cư nông thôn để thực hiện kế hoạch giãn dân. Sau đó, Phòng địa chính thị xã Kon Tum đã lập sơ đồ phân 47 lô/33 hộ, vị trí tại Km7 (thôn Thanh Trung, xã Vinh Quang), nay là thôn Thanh Trung, phường Ngô Mây, TP Kon Tum.

Được biết, năm 2001 - 2002, 33 hộ dân đã mua 40 lô đất của UBND xã Vinh Quang với tổng số tiền 361 triệu đồng. Theo điều tra, tất cả số tiền đều nộp và được sử dụng để xây dựng trụ sở làm việc và các công trình phụ trợ của UBND xã Vinh Quang.

Ông Nguyễn Tiến Mãn (75 tuổi, phường Quang Trung) cho biết, khi hay tin có chủ trương quy hoạch khu dân cư tại thôn Thanh Trung (xã Vinh Quang) ông cùng hàng chục hộ dân đăng ký mua đất. Vào thời điểm đó, mỗi hộ dân mua 400m2 đất với số tiền 9 triệu đồng.

“Sau khi đăng ký mua đất, hoàn thành nghĩa vụ tài chính năm 2003 chúng tôi được UBND xã Vinh Quang lập biên bản tạm giao đất và giao đất ngoài thực địa. Chính quyền nói sẽ cấp sổ đỏ. Tuy nhiên sau nhiều năm kiến nghị, ý kiến trong các đợt tiếp xúc cử tri, vụ việc của chúng tôi vẫn chưa được giải quyết”, ông Mãn chia sẻ.

Ông Mãn bảo rằng, trước kia ông là giáo viên giảng dạy tại TP Kon Tum. Mong muốn có mảnh đất nhằm ăn cư lạc nghiệp nên đã dồn hết vốn liếng và vay ngân hàng thêm 5 triệu đồng để mua 400m2 đất. Sau 3 năm làm việc, gia đình ông mới trả được khoản nợ này.

Tương tự, vào năm 2001, mẹ và anh trai ông Thái Ngọc Kim (53 tuổi, thôn Phương Quý 2, TP Kon Tum) mua 2 lô đất của UBND xã Vinh Quang với giá 9 triệu đồng/lô/400 m2. Những tưởng sẽ có đất xây dựng nhà ở, ổn định cuộc sống, nhưng đến nay gia đình vẫn chưa được cấp sổ đỏ.

“9 triệu đồng/lô đất trước kia là cả một gia tài của gia đình tôi. Số tiền đó vào thời điểm lúc bấy giờ có thể làm được rất nhiều việc. Thế nhưng, gia đình tôi đã chờ đợi hơn 20 năm nay mà vẫn chưa nhận được sổ đỏ.

Đến nay những lô đất ấy vẫn chưa được phép sử dụng, gây lãng phí. Tôi mong muốn các cấp chính quyền sớm cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc bồi thường theo đúng giá đất hiện nay”, ông Kim nói.

Hướng dẫn người dân khởi kiện

Hơn 20 năm mua đất của UBND xã nhưng ông Nguyễn Tiến Mãn vẫn chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Hơn 20 năm mua đất của UBND xã nhưng ông Nguyễn Tiến Mãn vẫn chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Ông Nguyễn Thanh Mân, Chủ tịch UBND TP Kon Tum, cho hay, vào năm 2018, Thanh tra tỉnh Kon Tum đã có kết luận liên quan đến vụ việc.

Theo đó, việc trước đây UBND xã Vinh Quang xin chủ trương quy hoạch đất ở để thực hiện việc giãn dân tách hộ tại Km7 (thôn Thanh Trung) là phù hợp với hiện trạng và quy hoạch sử dụng đất.

Tuy nhiên, UBND xã Vinh Quang không ban hành văn bản thông báo chủ trương giao đất giãn dân, tách hộ lập vườn, không hướng dẫn hộ dân có nhu cầu về đất ở làm đơn đăng ký và không tổ chức xét duyệt để làm các thủ tục đề nghị UBND thị xã Kon Tum giao đất.

Liên quan đến vụ việc, vào tháng 1/2019, Bộ TN&MT cũng có văn bản đề nghị UBND tỉnh Kon Tum chỉ đạo các cơ quan chức năng sớm kiểm tra, xem xét giải quyết dứt điểm theo quy định. Qua đó bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

Về vấn đề này, ông Nguyễn Thanh Mân cho biết, đơn vị đã hướng dẫn người dân khởi kiện. Sau khi khởi kiện thì ai làm sai người đó sẽ phải chịu trách nhiệm, tuy nhiên, người dân không đồng ý.

“Xã không có quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Đáng lẽ ra thời điểm đó xã phải hướng dẫn người dân thực hiện nghĩa vụ tài chính. Giờ địa phương hướng dẫn khởi kiện nhưng người dân không đồng ý. Nếu kiện hành chính, xác nhận được hồ sơ thu tiền thì xã phải có trách nhiệm trả lại theo chiết khấu ngân hàng”, ông Mân nói.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

MIT miễn học phí cho sinh viên đến từ gia đình thu nhập thấp.

MIT miễn học phí cho sinh viên

GD&TĐ - Từ học kỳ mùa Thu năm 2025, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), sẽ miễn học phí cho sinh viên thuộc gia đình có thu nhập dưới 200 nghìn USD.

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.