Mũ da cá nóc của người Kiribati

GD&TĐ - Cuối thế kỷ XVIII, thực dân phương Tây phát hiện Kiribati (quốc đảo ở Thái Bình Dương). Thay vì giáp sắt, nón thiếc, các chiến binh ở đây đội mũ da cá nóc và mặc áo xơ dừa.

 Đàn ông Kiribati trong bộ giáp "cây nhà, cá biển" hoàn chỉnh.
Đàn ông Kiribati trong bộ giáp "cây nhà, cá biển" hoàn chỉnh.

Ai nấy cười khinh, không hề biết 2 món đồ này hàm ý nhân sinh quan vô cùng đẹp đẽ.

Giáp chiến đệ nhất… yếu

Kiribati nằm ở trung tâm Thái Bình Dương, có diện tích 811 km2 và dân số khoảng 122 nghìn người. Đây là một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới, nguồn tài nguyên tự nhiên chỉ bao gồm 2 mặt hàng chủ lực: Dừa và hải sản.

Từ thuở xa xưa, người Kiribati đã sống dựa vào đánh bắt cá và hái dừa. Họ tận dụng xương, răng một số loài cá, chế tạo công cụ và vũ khí, ví dụ như răng cá mập, gai cá đuối… Trong cộng đồng, đàn ông Kiribati đóng vai trò chiến binh. Trước khi xung trận, họ mặc bộ giáp kín từ đầu tới chân, cầm kiếm gỗ đính răng cá mập.

Bộ giáp của đàn ông Kiribati bao gồm mũ da cá nóc và quần áo xơ dừa. Mũ chiến binh được làm bằng da cá nóc nhím có gai. Người Kiribati chế tạo nó bằng cách kích động cho con cá nóc nhím phồng to hết cỡ, sau đó lột da và phơi khô.

Bộ da cá nhím khô tua tủa gai nhọn. Người Kiribati lấy xơ dừa đan thành phên, làm lớp lót bên trong và bện xơ dừa thành dây, buộc quai đeo. Nhìn bề ngoài, mũ cá nóc khá “dữ tợn”. Tuy nhiên, da cá nóc khô rất giòn, chỉ lỡ tay để rơi xuống đất cũng vỡ vụn.

Giáp xơ dừa thì được dệt bằng xơ dừa, tách rời áo và quần. Ngoài ra, người Kiribati còn có khiên lưng cũng bằng xơ dừa. Có điều, cả khiên lẫn giáp đều không tác dụng phòng vệ. 

Hiện tại, Kiribati chỉ còn một ít hiện vật giáp xơ dừa và mũ da cá nóc.

Hiện tại, Kiribati chỉ còn một ít hiện vật giáp xơ dừa và mũ da cá nóc.

Ngộ nhận

Suốt hàng thế kỷ, phương Tây tin rằng bộ giáp “cây nhà, cá biển” của người Kiribati đại diện cho bản tính hiếu chiến. Họ khẳng định, người Kiribati ưa chém giết lẫn nhau giành giật tài nguyên.

Từ cá nhân cho đến gia tộc đều xảy ra tranh cướp một mất một còn. Chỉ cần giành chiến thắng, đàn ông Kiribati có quyền tước đi sinh mạng và đất đai của đối thủ.

Thực tế, không có bằng chứng nào chứng tỏ đàn ông Kiribati mặc giáp xơ dừa tử chiến. So với các dân tộc khác trong vùng biển Thái Bình Dương, họ cũng không đánh đấm nhiều hơn.

“Gai cá nóc nhím có độc, nhưng chỉ khi con cá này đang sống. Tôi chưa từng thấy bất cứ bằng chứng nào chỉ ra, cái gai của nó trên mũ người Kiribati là lợi thế trong đấu tay đôi”, nhà nghiên cứu Andy Mills (Anh) cho biết.

Theo ghi nhận của các nhà nhân chủng học trong thế kỷ XIX, hầu hết các cuộc chiến của người Kiribati chỉ mang tính hình thức. Họ thực hiện nó trong các nghi lễ quan trọng và luôn để ý, kìm chế các chiến binh để không xảy ra thương vong. 

Trận chiến giữa 2 nam giới Kiribati chỉ mang tính hình thức, phục vụ nghi lễ.

Trận chiến giữa 2 nam giới Kiribati chỉ mang tính hình thức, phục vụ nghi lễ.

Biểu tượng văn hóa

Khác với sự quy chụp của phương Tây, người Kiribati chỉ xem giáp xơ dừa và mũ da cá nóc là tạo tác thủ công biểu đạt lòng thành kính, sự biết ơn đối với thiên nhiên.

Như đã nêu ở trên, Kiribati rất nghèo nguồn tài nguyên. “Tận dụng một số bộ phận của các sinh vật sống dưới biển là cách người Kiribati thể hiện mối quan hệ mật thiết giữa tổ tiên và đại dương”, Polly Bence (Anh) nhận định.

Thường thì, mỗi cộng đồng Kiribati chỉ có 1 – 2 bộ giáp hoàn chỉnh. Người Kiribati rất tôn kính cá nóc nhím, tuyệt đối không lạm sát. Họ chỉ bắt 1 con để làm 1 chiếc mũ, phục vụ nghi lễ.

Giáp xơ dừa là một dạng dệt may thủ công. Trong lúc dệt, nghệ nhân Kiribati sáng tạo hoa văn và lồng thêm một ít tóc người. Họ đặc biệt bảo vệ kỹ thuật dệt, không truyền ra bên ngoài.

So với mũ da cá nóc, giáp xơ dừa kỳ công hơn. Ước tính, phải mất cả năm và hàng trăm quả dừa mới đủ làm 1 chiếc. Xơ dừa cũng mau hỏng, nên buộc nghệ nhân Kiribati để ý từng li từng tí. Một số cộng đồng còn trang bị thêm dây thắt lưng bằng da cá đuối khô.

Mũ da cá nóc của người Kiribati ảnh 3

Sự kết hợp giữa giáp xơ dừa và mũ da cá nóc đại diện cho mối liên hệ giữa đất liền và biển cả. “Đối với chúng tôi, giáp xơ dừa không phải quần áo mà là tạo tác nghệ thuật đậm chất tâm linh. Mỗi đường may đều mang một ý nghĩa. Mỗi hoa văn đều sống động bản sắc con người Kiribati”, thợ thủ công Rareti Ataniberu (Kiribati) chia sẻ.

Thế kỷ XX, Kiribati bị cuốn vào thế chiến và phải chịu đựng 3 năm dưới chiếm đóng của phát xít Nhật Bản (1941 – 1943). Trải qua nhiều biến động, họ dành được độc lập vào năm 1979. Trước đó, từ thập niên 1950, nhà sản xuất giáp xơ dừa truyền thống cuối cùng của họ đã ngừng hoạt động.

Năm 2016, nghệ nhân Chris Chateris (Kiribati) đề xuất hồi sinh giáp Kiribati. Tuy nhiên, thay vì sợi dừa, cô sử dụng sợi polyethylene từ lưới đánh cá, sợi sisal và dây manila.

Ngày nay, giáp xơ dừa và mũ da cá nóc Kiribati chỉ còn lại vài hiện vật. Chúng do các nhà sưu tầm phương Tây truyền tay nhau từ nửa cuối thế kỷ XIX, đang được trưng bày trong một số viện bảo tàng ở Anh, Mỹ, Thụy Điển và chính Kiribati.

Theo Atlasobscura

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Cô Nguyễn Thị Thanh Vân, Trường THCS Nguyễn Chuyên Mỹ (An Lão, Hải Phòng) trong giờ dạy Khoa học tự nhiên.

Tiến triển trong dạy học môn tích hợp

GD&TĐ - Sau 3 năm triển khai, nhiều nhà trường khẳng định việc dạy học môn tích hợp, đặc biệt môn Khoa học tự nhiên đã có những tiến triển tích cực.