Ninja - Chiến binh bí ẩn

GD&TĐ - Từ xưa đến nay, dù ở ngoài đời hay trong phim ảnh, Ninja vẫn được coi là những chiến binh huyền bí và khôn khéo nhất. Lúc nào họ cũng thoắt ẩn, thoắt hiện, đánh nhanh, rút gọn trong khi lại bịt mặt kín mít.

Ninja - Chiến binh bí ẩn

Vậy Ninja là ai? Họ chính là những chiến binh giấu mặt trong dân gian thời Trung Cổ và Phục Hưng của Nhật Bản. Những nhóm người đầu tiên đã xuất hiện từ thế kỷ 15, có tên gọi là Shinobi và về sau được biết nhiều hơn với cái tên Ninja.

Theo tiếng Nhật, Ninja là Nhẫn giả hay những người giỏi chịu đựng - kiên trì để làm những nhiệm vụ khó khăn, bí mật do tổ chức giao. Đại thể là phải nghe lén, đánh cắp tin tức, đột nhập vào nhà, thậm chí ám sát hay cứu người…

Sở dĩ như vậy, vì xã hội nước Nhật bấy giờ khá rối ren, mạnh ai nấy sống. Đặc biệt là từ thời Sengokudai Jidai, chiến tranh liên miên và cả từ phía lãnh chúa lẫn các nhà giàu tại địa phương đều muốn nhờ các tinh binh đặc nhiệm để giúp đỡ mình khi cần thiết.

Ninja - Chiến binh bí ẩn ảnh 1

Và thế là hai phái Ninja, gồm phái Iga ở huyện Mie và phái Koga ở huyện Shiga đã ra đời với vai trò là các trinh thám viên, ám sát đoàn, gián điệp và vệ sĩ từ xa. Tuy nhiên, điều kỳ lạ và thú vị là, ai cũng có thể gia nhập làm Ninja hàng ngày và “bán thời gian”.

Đa số họ đều là những thường dân, như nông dân, ngư dân, thợ thủ công (hàn, gò, gốm, mộc…) và để kiếm thêm tiền bạc thì sẽ nhận lệnh của Iga hoặc Koga đi làm nhiệm vụ. Tất cả ninja đều bịt mặt, mặc trang phục và vũ khí giống nhau.

Ninja - Chiến binh bí ẩn ảnh 2

Ngoài dân thường, các samurai là tầng lớp võ sĩ quân đội cũng thỉnh thoảng lén làm Ninja đi thực thi “việc riêng”. Dù là ai, làm Ninja cũng rất khó khăn vì xã hội không thích họ, luôn xem họ nằm ngoài vòng pháp luật. Ninja phải tập luyện rất bền bỉ, như tập trèo, tập đu dây, chạy trên mái nhà và vượt tường, đột nhập vào nhà… mà không gây tiếng động.

Một thử thách nữa đối với ninja là phải chịu được lạnh trong mưa bão - băng tuyết, nên mỗi ngày họ thường phải dầm nước, ngồi dưới dòng thác hàng giờ. Đối với nam giới, cũng phải giỏi đấu võ tay không, đấu kiếm, phóng lao, bắn cung và phi tiêu.

Ninja - Chiến binh bí ẩn ảnh 3

Đối với nữ ninja, ngoài võ thuật họ còn biết đàn hát, múa. Đa số các Ninja nữ, gọi là Kunoichi, đều được tuyển mộ để làm điệp viên, sau khi ca múa hầu khách sẽ lẻn vào phòng riêng để đánh cắp thông tin, bảo vật. Còn việc đấu đá cần sức khỏe, dành cho nam nhân - Ninjutsu.

Nhằm bảo đảm thắng lợi khi giao đấu, triệt hạ và rút lui an toàn, mỗi Ninjutsu thường mang theo khá nhiều thứ vũ khí. Đầu tiên, họ phải có một bộ quần áo Ninja với khá nhiều ngăn - Ninja - yoroi, đến một cái mặt nạ balaclava để trùm kín mặt trừ mắt.

Dải băng trên đầu Hitai-ate của ninja có ý nghĩa cầu thọ. Kế đến là kiếm Ninjato, kiếm Katana (một ngắn một dài) dắt sau vai, ống thổi, cung tên, phi tiêu hình sao đa dạng.

Vì lúc nào, họ cũng biến mất như gió, nên từ xưa người Nhật đã xem Shinobi, Ninja, Ninjutsu là những siêu nhân hay người có năng lực đặc biệt. Ninja chính là các đặc công, lính chiến tinh nhuệ thời xưa, mà một người có giá trị ngang bằng cả 100 người.

Ninja - Chiến binh bí ẩn ảnh 4

Do sự dũng mãnh, độc đáo của Ninja đã có khá nhiều sách truyện và cả phim ảnh về Ninja ở cả Nhật Bản và thế giới. Mọi người không chỉ coi Ninja mà còn đóng vai Ninja với ý nghĩa là các siêu nhân hay anh hùng trong bóng tối.

Đặc biệt từ năm 1997, ở Nhật Bản đã một chương trình truyền hình giải trí, thể thao đặc sắc, tên là Chiến binh Ninja hay Sasuke. Chương trình là cuộc đua của hơn 100 đấu sĩ cùng trổ tài vượt qua những chướng ngại vật để về đích.

Đến nay, trên thế giới cũng có rất nhiều nước cùng tổ chức cuộc thi này với nhiều phút giây gay cấn, thót tim.

Theo Japan Today

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

GD&TĐ - Kỷ niệm 20 năm được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa tôn vinh giá trị di sản.