Một sinh viên tặng hiện vật giá trị cho Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế

GD&TĐ - Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế (tỉnh Thừa Thiên – Huế) vừa tiếp nhận một số hiện vật có giá trị lịch sử do một sinh viên Đại học Huế hiến tặng.

Sinh viên Hoàng Việt Anh (thứ 2 từ phải qua trái) trao tặng hiện vật cho ông Trương Quý Mẫn (ngoài cùng, bên trái) – Phó Giám đốc Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế. (Ảnh: Hoàng Hải).
Sinh viên Hoàng Việt Anh (thứ 2 từ phải qua trái) trao tặng hiện vật cho ông Trương Quý Mẫn (ngoài cùng, bên trái) – Phó Giám đốc Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế. (Ảnh: Hoàng Hải).

Chiều 18/2, Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế đã tiếp nhận một số hiện vật có giá trị lịch sử do một sinh viên của Đại học Huế gửi tặng. Người gửi tặng số hiện vật trên là Hoàng Việt Anh, hiện đang là sinh viên năm 4, Trường Đại học Luật, Đại học Huế. Không chỉ là một người đam mê sưu tầm hiện vật đồ cổ mà Việt Anh hiện tại là Hội viên Hội Di sản văn hóa Việt Nam, Nghệ nhân dân gian và là Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian.

Theo thông tin mà Hoàng Việt Anh cung cấp, các hiện vật này là của ông Chánh Tổng sa cơ Đinh Văn Hiện, dùng đựng thức ăn để mời đoàn quân Vua Hàm Nghi tại xóm Sạt thời phong trào Cần Vương (nay là thị trấn Quy Đạt, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình), bao gồm 5 hiện vật.

Hai đĩa bằng sứ, tráng men trắng in trang trí men xanh lam. Miệng tròn, thành cong, lòng nông, đế thấp. Lồng in hình chim phụng, cuốn thư, giữa đĩa có khắc thêm chữ Hán “Công”. Thành ngoài để trơn, dưới đáy có in 2 chữ Hán “Nội phủ” bằng men xanh lam.

Một đĩa bằng sứ, tráng men trắng, in trang trí men xanh lam. Miệng tròn, thành cong, viền miệng có bịt đồng, trong lòng đĩa in 5 chữ Hán (3 chữ Thọ và 2 chữ Phúc) dạng hình tròn và hồi văn lục giác hình tròn bằng men màu xanh lam. Đáy in hiệu đề 3 chữ Hán “Vĩnh Tường Tạo” bằng men màu xanh lam.

Hai chén bằng sứ, in trang trí men xanh lam. Miệng tròn lòng sâu, thân xuôi về phía đáy, đế thấp. Thành trong để trắng. Thành ngoài trang trí in “Ngư Long Hệ Thủy” bằng men xanh lam. Dưới đáy có in hiệu đề 2 chữ Hán “Nội phủ”.

Đại diện Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế tiến hành đo đạc kích thước hiện vật và ghi vào biên bản tiếp nhận.

Đại diện Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế tiến hành đo đạc kích thước hiện vật và ghi vào biên bản tiếp nhận.

Nhiều đồ vật là bát, dĩa có giá trị lâu đời về văn hóa, lịch sử thời phong trào Cần Vương gắn liền với vua Hàm Nghi tại Huế.

Nhiều đồ vật là bát, dĩa có giá trị lâu đời về văn hóa, lịch sử thời phong trào Cần Vương gắn liền với vua Hàm Nghi tại Huế.

Theo chia sẻ của Hoàng Việt Anh, những hiện vật mà anh gửi tặng Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế là hiện vật có ý nghĩa lịch sử trong phong trào Cần Vương diễn ra từ năm 1885 đến năm 1896 tại địa phận huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình. Vì vậy, anh muốn tặng cho Bảo tàng để những hiện vật này được bảo quản một cách tốt nhất. Ngoài ra cũng mong muốn cho du khách trong và ngoài nước được biết đến nhiều hơn về những hiện vật này, từ đó lan tỏa ý nghĩa lịch sử và giá trị của chúng đến với du khách.

Tính đến nay, Hoàng Việt Anh đã hiến tặng cho Bảo tàng Tổng hợp tỉnh Quảng Bình 20 hiện vật; Phòng truyền thống huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình 40 hiện vật có giá trị văn hóa, lịch sử; và hôm nay hiến tặng cho Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế những hiện vật này.

Ông Trương Quý Mẫn – Phó Giám đốc Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế cho biết: “Sau khi nghe thông tin sinh viên Hoàng Việt Anh liên hệ với Bảo tàng để tặng một số hiện vật, chúng tôi rất vui mừng và quý trọng tình cảm của Việt Anh. Trước hết chúng tôi sẽ làm thủ tục tiếp nhận ban đầu số hiện vật này, lập biên bản và sau đó sẽ có Hội đồng Khoa học tiến hành thẩm định số hiện vật trên. Hi vọng rằng trong thời gian tới, sinh viên Hoàng Việt Anh có thể hiến tặng thêm nhiều hiện vật có giá trị văn hóa, lịch sử để chúng tôi có thể tiếp nhận và lan tỏa giá trị đến du khách”.

Ông Trương Quý Mẫn – Phó Giám đốc Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế cùng sinh viên Hoàng Việt Anh, khách du lịch tham quan không gian trưng bày của vua Hàm Nghi tại Bảo tàng. (Ảnh: Hoàng Hải).

Ông Trương Quý Mẫn – Phó Giám đốc Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế cùng sinh viên Hoàng Việt Anh, khách du lịch tham quan không gian trưng bày của vua Hàm Nghi tại Bảo tàng. (Ảnh: Hoàng Hải).

Anh Dương Công Thế Hùng - hướng dẫn viên du lịch tại Huế cho biết: “Hôm nay tôi có đến tham quan tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế thì gặp bạn sinh viên này đến tặng nhiều hiện vật có giá trị về văn hóa, lịch sử.

Bản thân tôi thấy việc làm này rất có ý nghĩa, góp phần làm phong phú thêm cho Bảo tàng cũng như khách du lịch có thể được biết nhiều hơn về giá trị của những hiện vật trên, làm tôn vinh thêm giá trị lịch sử Việt Nam đối với du khách trong và ngoài nước. Bản thân tôi cũng sẽ tìm hiểu thêm về nguồn gốc lịch sử cũng những đồ vật này, từ đó có thể dẫn khách du lịch tới đây để tham quan, trải nghiệm để mọi người cùng biết đến”.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Công ty quà tặng doanh nghiệp grand cru