Một quốc gia NATO sớm có lãnh đạo thân thiện Nga?

GD&TĐ - Chiến thắng của Đảng đối lập Slovakia sau bầu cử có thể khiến nước này từ bỏ sự ủng hộ mạnh mẽ hiện nay đối với Ukraine.

Cựu Thủ tướng Slovakia Robert Fico
Cựu Thủ tướng Slovakia Robert Fico

Kể từ khi Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt vào tháng Hai năm ngoái, Slovakia đã là một trong những đồng minh nhiệt thành nhất của Kiev.

Hai nước có chung đường biên giới, Slovakia là nước đầu tiên gửi lực lượng phòng không tới Ukraine và nước này đã chào đón hàng chục nghìn người tị nạn.

Nhưng tất cả có thể thay đổi nếu ông Robert Fico - người từng giữ vị trí thủ tướng trong ba nhiệm kỳ của Slovakia - có cơ hội trở lại nắm quyền trong cuộc bầu cử sớm vào thứ Bảy tuần này.

Cựu thủ tướng không giấu giếm thiện cảm của mình đối với Điện Kremlin.

Fico đã kêu gọi chính phủ Slovakia ngừng cung cấp vũ khí cho Kyiv, và nói rằng, nếu ông trở thành thủ tướng, Bratislava sẽ “không gửi thêm một đợt đạn dược nào nữa”. Ông đồng thời phản đối việc Ukraine gia nhập NATO.

Grigorij Mesežnikov, một nhà phân tích chính trị và là Chủ tịch Viện Công vụ, một tổ chức tư vấn của Slovakia, nói rằng, giống như nhiều người có cảm tình với Nga, Fico đang coi việc ủng hộ Moscow như một sáng kiến “hòa bình”.

“Fico và các đồng minh cho rằng, không nên gửi vũ khí tới Ukraine vì điều đó sẽ khiến cuộc chiến kéo dài hơn. Ông Fico còn nói là sẽ có hòa bình nếu Bratislava ngừng gửi vũ khí tới Kyie, nếu làm như vậy thì xung đột sẽ kết thúc sớm hơn. Về bản chất, họ thân Nga”, Mesežnikov nói với CNN.

Ông Fico, 59 tuổi, trước đây từng giữ chức Thủ tướng Slovakia trong hơn một thập kỷ, lần đầu tiên là từ năm 2006 đến năm 2010 và sau đó là từ năm 2012 đến năm 2018.

Cựu thủ tướng Slovakia buộc phải từ chức vào tháng 3/2018 sau nhiều tuần biểu tình rầm rộ chống tham nhũng bởi vụ sát hại nhà báo điều tra Jan Kuciak và vợ chưa cưới của ông, Martina Kušnírová.

Theo CNN

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ