Một Phó chủ tịch UBND xã tham gia phá rừng tự nhiên

GD&TĐ - Hơn 3,7ha rừng tự nhiên tại xã Châu Phong, thuộc quản lý của BQL Rừng phòng hộ huyện Quỳ Châu, Nghệ An bị chặt, đốt phá. Một trong 1 nghi phạm phá rừng lại chính là phó chủ tịch UBND xã Châu Phong.

Vạt rừng tự nhiên rộng 3,7ha bị chặt và đốt phá tại xã Châu Phong, Quỳ Châu, Nghệ An
Vạt rừng tự nhiên rộng 3,7ha bị chặt và đốt phá tại xã Châu Phong, Quỳ Châu, Nghệ An

Ngày 21/3, ông Trần Ngọc Kiên, Trưởng BQL Rừng phòng hộ huyện Quỳ Châu (Nghệ An) xác nhận thông tin trên. Đồng thời cho biết cơ quan này đã chuyển hồ sơ vụ phá rừng tại xã Châu Phong (H.Quỳ Châu), trong đó có một phó chủ tịch UBND xã là nghi phạm, cho công an huyện này điều tra.

Theo ông Trần Ngọc Kiên thông tin, sự việc diễn ra vào dịp giáp tết Kỷ Hợi, tại tiểu khu 196, thuộc bản May, xã Châu Phong.

Ngày 14.3, BQL Rừng phòng hộ phối hợp với kiểm lâm và chính quyền địa phương vào kiểm tra, phát hiện hơn 3,7ha rừng tự nhiên (thuộc sự quản lý của BQL Rừng phòng hộ) tại đây bị chặt và đốt phá.

Một trong 2 nghi phạm phá rừng lại là Phó chủ tịch UBND xã
 Một trong 2 nghi phạm phá rừng lại là Phó chủ tịch UBND xã

Vị trí rừng bị phá nằm khá sâu, cách đường liên xã vào bản May khoảng khoảng 30 phút đi bộ. Từ chân núi trở lên là cảnh ngổn ngang, tre nứa và thảm thực vật bị đốt trụi, nhiều cây gỗ có đường kính 20-35cm bị cưa gãy, cành cây cháy nham nhở.

Đối tượng chặt phá rừng đã ký vào biên bản xác định diện tích và hiện trạng rừng bị chặt phá, thừa nhận hành vi phá rừng là 2 người. 

Người đầu tiên là ông Lê Văn Nhị một người dân trong xã. Ông Nhị có đất rừng trồng keo nằm sát đất rừng tự nhiên trên, đã tự ý chặt phá với mục đích lấn thêm đất trồng keo.

Người còn lại là ông Vi Văn Thanh, Phó chủ tịch UBND xã châu Phong. Ông Thanh không có đất rừng ở đó nhưng vẫn tự ý vào chặt phá rừng để trồng keo.

Trong khi ông Thanh là một người đại diện cho chính quyền địa phương, hành vi này theo Trưởng BQL Rừng phòng hộ huyện Quỳ châu là “không chấp nhận được”.

Biên bản ghi nhận hiện trạng rừng bị phá của đoàn kiểm tra xác định, diện tích rừng bị phá là hơn 3,7ha. Trong đó, ông Vi Văn Thanh (phó chủ tịch xã) chặt phá gần 2,5ha với 11.280 cây tre nứa bị chặt, đốt cháy và hơn 31,6m3 gỗ bị triệt hạ; ông Lê Văn Nhị phá 1,25ha với trữ lượng tre nứa là 5.650 cây; trữ lượng gỗ gần 18m3.

Sau khi kiểm tra và lập biên bản, xác định sự việc nghiêm trọng, vượt quá thẩm quyền xử lý nên BQL Rừng phòng hộ huyện Quỳ Châu đã chuyển hồ sơ cho công an huyện này điều tra, xử lý. Đồng thời báo cáo với UBND huyện Quỳ Châu.

Nhận thông tin, chính quyền địa phương đã giao công an huyện khẩn trương điều tra, kết luận sự việc để có biện pháp xử lý kỷ luật đúng người, đúng tội.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa ITN.

Café chủ nhật: Cõi nhớ

GD&TĐ - Nắng đầu Đông yếu ớt hai ngày qua đã phải nhường chỗ cho đợt gió mùa tràn về.

Chuyên gia khuyến cáo bệnh nhân cao huyết áp nên ăn ít muối. (Ảnh: ITN)

Những cách tự nhiên giúp hạ huyết áp

GD&TĐ - Khi già đi, chúng ta cần đặc biệt chú ý đến huyết áp. Theo giới chuyên gia, chế độ ăn uống chắc chắn có hiệu quả trong việc kiểm soát huyết áp.

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

GD&TĐ - Theo truyền thống, vào ngày 15/11 âm lịch, các gia đình thường chuẩn bị lễ cúng gia tiên cùng bài văn khấn để nguyện cầu sức khỏe, bình an.