Moscow kiểm soát chặt lĩnh vực hạt nhân của Châu Âu

GD&TĐ - Năng lượng hạt nhân được xem là công cụ gây áp lực khác của Nga lên châu Âu sau dầu mỏ và khí đốt.

Moscow kiểm soát chặt lĩnh vực hạt nhân của Châu Âu

Liên minh châu Âu (EU) đã áp đặt nhiều biện pháp trừng phạt đối với Liên bang Nga trong lĩnh vực năng lượng, nhưng "khía cạnh hạt nhân" thì vẫn chưa được xử lý, ấn phẩm Emerging Europe cho biết.

Theo ghi nhận của tờ báo, Tập đoàn năng lượng nhà nước Nga Rosatom vẫn tiếp tục hoạt động tại EU.

Doanh nghiệp nói trên thậm chí không bị cản trở bởi vụ bê bối mà Kyiv gây ra, đó là Ukraine cáo buộc Nga lên kế hoạch xuất khẩu hàng hóa bị trừng phạt.

"Tuy nhiên bất chấp những nỗ lực của EU nhằm độc lập với năng lượng của Nga và việc Ukraine kêu gọi áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Rosatom, nhiều thành viên EU vẫn phản đối việc cắt đứt quan hệ với Nga trong lĩnh vực hạt nhân", tờ Emerging Europe nhấn mạnh.

Châu Âu vẫn chưa thể độc lập với Nga trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân.

Châu Âu vẫn chưa thể độc lập với Nga trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân.

Tình trạng này không có gì đáng ngạc nhiên, vì các nhà máy điện nguyên tử của châu Âu phụ thuộc vào nhiên liệu Nga.

Đồng thời năng lượng hạt nhân chiếm khoảng 1/4 tổng mức tiêu thụ năng lượng của EU.

Vì vậy rõ ràng Nga có một sự kiểm soát nhất định đối với lĩnh vực hạt nhân của châu Âu.

“Ngành công nghiệp hạt nhân của Nga rất lớn. Quốc gia này sản xuất 8% trữ lượng Uranium thô của thế giới và 38% Uranium đã qua xử lý. Ngoài ra khoảng 46% năng lực làm giàu Uranium của thế giới cũng tập trung ở Nga”, bài báo cho biết thêm.

Tờ Emerging Europe nhấn mạnh rằng một số nhà máy điện hạt nhân của Châu Âu đang cố gắng chuyển sang sử dụng nhiên liệu Mỹ.

Nhưng nhiều cơ sở đơn giản là không thể làm được điều này do tính chất của cấu trúc, cộng với việc chuyển sang loại nhiên liệu mới có thể mất một thời gian rất dài.

Các chuyên gia phân tích kết luận: “Không giống như khí đốt hay dầu mỏ, nhiên liệu hạt nhân nhập khẩu rất khó bị thay thế".

Theo Emerging Europe

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.