Mong muốn dự án Luật Nhà giáo sẽ có chính sách đột phá

GD&TĐ - Sáng 7/10, Hội đồng Dân tộc của Quốc hội tổ chức Phiên họp toàn thể lần thứ 10, lấy ý kiến, thẩm tra dự thảo Luật Nhà giáo.

Quang cảnh phiên họp
Quang cảnh phiên họp

Dự phiên họp có các Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc: Nguyễn Lâm Thành, Trần Thị Hoa Ry, Quàng Văn Hương, Đinh Thị Phương Lan; Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội Đinh Công Sỹ; Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng; các thành viên Hội đồng Dân tộc của Quốc hội và lãnh đạo một số đơn vị Bộ GD&ĐT.

Tạo cơ hội rút ngắn khoảng cách giáo dục

Phát biểu tại phiên họp, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng cho biết, dù dự thảo Luật Nhà giáo được chuẩn bị kỹ lưỡng, trên tinh thần khoa học, trách nhiệm, cầu thị, nhưng đây là luật mới, khó, tác động rộng, phạm vi ảnh hưởng lớn, là luật đối tượng không phải luật lĩnh vực…

Chính vì thế trong quá trình xây dựng dự án Luật Nhà giáo, Bộ GD&ĐT đã tổ chức nhiều hội thảo, hội nghị và lấy ý kiến rộng rãi xã hội, đặc biệt là 4 nhà: nhà lãnh đạo, nhà khoa học, nhà đào tạo - các cơ sở đào tạo giáo viên, nhà sử dụng - các Sở GD&ĐT, trường học…

luatnhagiaojpg1-3789.jpg
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng trao đổi về quá trình xây dựng, ý nghĩa của dự án Luật Nhà giáo.

Thông tin về quá trình khẩn trương hoàn thiện dự thảo sau khi tiếp thu ý kiến tại Phiên họp lần thứ 37 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng nhấn mạnh, Luật Nhà giáo mong muốn phát triển đội ngũ nhà giáo chứ không phải ban hành thêm những điều khoản để quản lý nhà giáo; cố gắng nhất để nhà giáo có được môi trường làm việc thu hút được người tài, người tâm huyết vào ngành Giáo dục và giữ chân được nhà giáo.

Dự thảo Luật cũng đặc biệt quan tâm tới đội ngũ nhà giáo vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, tạo cơ hội rút ngắn khoảng cách giáo dục.

Trao đổi về quá trình thẩm tra dự án Luật Nhà giáo, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội Đinh Công Sỹ cho biết, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội hoàn toàn tán thành với tờ trình của Chính phủ về sự cần thiết ban hành Luật Nhà giáo. Đây là dự án Luật đã đặt ra từ lâu và rất kỳ vọng có những chính sách mang tính đột phá.

luatnhagiaojpg2-5465.jpg
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội Đinh Công Sỹ trao đổi tại phiên họp.

Đối với hồ sơ để trình dự thảo Luật, ông Đinh Công Sỹ đánh giá được chuẩn bị công phu, đầy đủ, có đủ điều kiện trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến tại Phiên họp thứ 38 và trình xin ý kiến Kỳ họp Quốc hội sắp tới.

Nhất trí về sự cần thiết ban hành Luật Nhà giáo, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Nguyễn Lâm Thành đánh giá cao sự tích cực, nỗ lực của cơ quan soạn thảo dự án Luật Nhà giáo khi đã đưa ra dự thảo với nhiều nội dung cơ bản để trình Quốc hội.

Mong muốn có chính sách đột phá

Đề cập tới một số vấn đề cần điều chỉnh, hoàn thiện cụ thể, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Nguyễn Lâm Thành nhấn mạnh, Luật Nhà giáo cần thể hiện được tư tưởng “tôn sư trọng đạo” và tư tưởng “thầy ra thầy, trò ra trò”. Đây là 2 nguyên lý cực kỳ quan trọng, từ nguyên lý đó để đến các chính sách.

luatnhagiaojpg3-9270.jpg
Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Nguyễn Lâm Thành chia sẻ hoàn toàn nhất trí về sự cần thiết ban hành Luật Nhà giáo.

Với một dự án luật được trình lần đầu, ông Nguyễn Lâm Thành cho rằng, quan trọng là Ban soạn thảo lắng nghe, tiếp thu để hoàn thiện, đảm bảo luật có thể đi vào cuộc sống.

Tại phiên họp, các thành viên Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đã trao đổi, nêu ý kiến tâm huyết, cụ thể vào vấn đề chung cũng như từng điều khoản cụ thể của dự thảo Luật Nhà giáo.

Trao đổi tại phiên họp, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Trần Thị Hoa Ry nhận định, các ý kiến đánh giá cao sự nghiêm túc tiếp thu, khẩn trương hoàn thiện dự thảo Luật Nhà giáo của ban soạn thảo.

Các thành viên Hội đồng cũng mong muốn ban soạn thảo tiếp tục hoàn thiện dự thảo để từ đó khắc phục hạn chế, bất cập phát sinh trong thực tiễn khi áp dụng chế độ, chính sách cho nhà giáo.

Các góp ý của thành viên Hội đồng rất tâm huyết, không chỉ về nội dung mà còn về kỹ thuật lập pháp, trong đó thể hiện mong muốn dự án Luật Nhà giáo sẽ có chính sách đột phá, đặc biệt là về chính sách đãi ngộ, tôn vinh nhà giáo.

luatnhagiaojpg4-7780.jpg
Các thành viên Hội đồng Dân tộc của Quốc hội tâm huyết góp ý dự thảo Luật Nhà giáo.

Theo bà Trần Thị Hoa Ry, các ý kiến của thành viên Hội đồng Dân tộc của Quốc hội cơ bản đồng tình với 5 nhóm chính sách trong dự thảo Luật; riêng nhóm đặc thù với nhà giáo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, các thành viên vẫn mong muốn ban soạn thảo tiếp tục rà soát để chỉnh sửa mang tính khả thi.

“Trên cơ sở góp ý của đại biểu Quốc hội, đề nghị ban soạn thảo dự án Luật Nhà giáo cố gắng tiếp thu tối đa. Đề nghị các thành viên Hội đồng Dân tộc tiếp tục nghiên cứu về dự án Luật Nhà giáo để cho ý kiến trong Kỳ họp sắp tới”, bà Trần Thị Hoa Ry nói.

luatnhagiaojpg5-5985.jpg
Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Trần Thị Hoa Ry trao đổi tại phiên họp.

Trân trọng cảm ơn ý kiến góp ý tâm huyết của các thành viên Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng cho biết, ban soạn thảo sẽ tiếp thu tối đa để hoàn thiện dự thảo Luật. Theo Thứ trưởng, quan trọng nhất là đại biểu Quốc hội ủng hộ Luật và đưa ra những mong mỏi tốt nhất cho nhà giáo.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Lợi ích của tư thế ngồi trên sàn nhà

Lợi ích của tư thế ngồi trên sàn nhà

GD&TĐ - Việc ngồi trên sàn nhà thường xuyên có mối liên hệ với tuổi thọ dài hơn. Ngoài ra, ngồi trên sàn cũng giúp phát triển sức mạnh cơ xương.