Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo

GD&TĐ - Ngày 11/6, Sở GD&ĐT và Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức Hội thảo mô hình giải pháp nâng cao chất lượng cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”.

Quang cảnh buổi Hội thảo.
Quang cảnh buổi Hội thảo.

Theo báo cáo tại Hội nghị, năm học 2021 - 2022, ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thái Nguyên triển khai các giải pháp xây dựng những phẩm chất đạo đức trong học sinh như: Lễ phép, thân thiện, trung thực và trách nhiệm. Trên cơ sở đó, phát hiện, bồi dưỡng các tập thể và các cá nhân điển hình để nhân rộng ra toàn ngành.

Đến nay, nhiều cách làm hay, hiệu quả đã được các tập thể, cá nhân áp dụng trong giáo dục lý tưởng, đạo đức cho học sinh tại các cơ sở giáo dục. Một số mô hình, điển hình của các cơ sở giáo dục, cá nhân tiêu biểu đã được hình thành và đang từng bước nhân rộng trong toàn ngành.

Tại Hội thảo các đại biểu đã cùng nhau chia sẻ, thảo luận các nội dung liên quan đến mô hình, giải pháp hay và hiệu quả trong việc nâng cao chất lượng cuộc vận động  “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” và giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho học sinh.

Cô giáo Nguyễn Thị Thu Trang, Trường THPT Gang Thép đã trình bày tham luận học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, xây dựng Trường THPT Gang Thép  với mô hình “Trường học hạnh phúc”.

Trong đó, Trường THPT Gang Thép có nhiều hoạt động ý nghĩa như: xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, thầy cô thay đổi vì trường học hạnh phúc, phối hợp với cha mẹ học sinh thực hiện công tác giáo dục học sinh theo quan điểm: Nhà và trường là một, giáo viên và cha mẹ học sinh là một;

Giáo viên và cha mẹ học sinh đều đứng về phía các con, là cha mẹ ở trường và ở nhà của các con, thầy cô hạnh phúc, cha mẹ hạnh phúc, các con hạnh phúc và trưởng thành….

Phát biểu kết luận tại Hội thảo, Ông Nguyễn Văn Hưng, Phó giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Thái Nguyên nhấn mạnh: Cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” và Kế hoạch triển khai công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho học sinh đã thực sự trở thành phong trào thi đua sôi nổi góp phần tích cực trong việc nâng cao phẩm chất đạo đức, tinh thần tự học, sáng tạo của đội ngũ cán bộ quản lý, nhà giáo; tăng cường công tác giáo dục đạo đức cho học sinh.

Mặc dù ảnh hưởng của dịch Covid-19 công tác giáo dục toàn diện gặp nhiều khó khăn, mặt khác nền kinh tế thị trường cũng tác động không nhỏ tới nền giáo dục, tuy nhiên các cuộc vận động ngày càng có ý nghĩa và cần được đẩy mạnh hơn bao giờ hết.

Thực hiện Chị thỉ 06-CT/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, Công đoàn Giáo dục Việt Nam phát động Cuộc vận động từ năm học 2007 - 2008. Thiết thực học tập làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về giáo dục thế hệ trẻ, trong những năm qua tỉnh Thái Nguyên đã có nhiều chủ trương, chính sách đối với thanh, thiếu niên và nhi đồng.

Ngày 14/4/2021, Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên đã ban hành kế hoạch số 77/KH-UBND “Về việc tổ chức giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống và văn hóa ứng xử cho học sinh phổ thông tỉnh Thái nguyên, giai đoạn 2021 - 2025”. Trên cơ sở các văn bản chỉ đạo của Trung ương và Kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thái Nguyên đã triển khai trong toàn ngành kế hoạch giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho học sinh phổ thông với những nội dung, hình thức và lộ trình cụ thể.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Giá của thi trên mạng

GD&TĐ - Một phụ huynh có con đang học tại Trường Tiểu học Ngô Quyền (Đà Nẵng) đã mất 55 triệu đồng vì đăng ký cho con dự cuộc thi viết chữ đẹp trên mạng.