Khi nào diễn ra chiến dịch tiêm chủng vắc xin Covid-19 lớn nhất Việt Nam?

GD&TĐ - TS Đặng Quang Tấn - Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho biết, theo dự thảo Kế hoạch, thời gian triển khai Chiến dịch diễn ra từ tháng 7/2021-4/2022.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Thông tin tại cuộc họp Ban Chỉ đạo triển khai chiến dịch tiêm vắc xin phòng Covid-19 năm 2021-2022, TS Đặng Quang Tấn - Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, theo dự thảo Kế hoạch, thời gian triển khai Chiến dịch diễn ra từ tháng 7/2021-4/2022. Trong năm 2021, tiêm tối thiểu cho 50% người từ 18 tuổi trở lên.

Tới hết quý 1/2022 sẽ có trên 70% dân số được tiêm vắc xin.

Chiến dịch được triển khai trên toàn quốc, trong đó ưu tiên các tỉnh, thành phố đang có dịch, có nhiều khu công nghiệp. Trong tỉnh, thành phố ưu tiên tiêm chủng cho các đối tượng ở vùng đang có dịch.

Các tỉnh thành phố nguy cơ (có nhiều khu công nghiệp, đông dân cư, có biên giới, giao lưu đi lại lớn, có cửa khẩu quốc tế…).

Bộ Y tế đã có hướng dẫn về tổ chức tiêm chủng, theo đó, sử dụng hệ thống tiêm chủng mở rộng, các cơ sở tiêm của các Bộ ngành, các cơ sở tiêm chủng dịch vụ của Nhà nước, tư nhân và các cơ sở đủ điều kiện tiêm chủng; Bố trí các cụm điểm tiêm chủng lưu động tại các nhà máy, khu công nghiệp để tiêm cho nhiều đối tượng cùng thời điểm…

TS Đặng Quang Tấn - Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế). Nguồn: BYT.

TS Đặng Quang Tấn - Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế). Nguồn: BYT.

Trưng dụng 8 kho lạnh và 7 Quân khu vùng để bảo quản vắc xin

TS Đặng Quang Tấn cũng cho biết, để phục vụ chiến dịch tiêm chủng, Ban Chỉ đạo đã quyết định trưng dụng 8 kho lạnh thuộc Quân khu Thủ đô và 7 Quân khu vùng để thực hiện chức năng bảo quản vắc xin.

Các kho này đều đảm bảo yêu cầu về chuyên môn.

Cục trưởng Đặng Quang Tấn cũng lưu ý vấn đề chuẩn bị vật tư, dây chuyền lạnh và nhân lực cho tiêm chủng là rất cần thiết, do đó các địa phương cần có kế hoạch cụ thể về các nội dung này.

Đối với các cơ sở tiêm chủng cần phải tuân thủ giãn cách, có thể tiêm theo khung giờ để đảm bảo an toàn phòng chống dịch và thực hiện hiệu quả quản lý tiêm chủng bằng công nghệ.

Về vấn đề đảm bảo an toàn tiêm chủng, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng đề nghị các địa phương ngay từ bây giờ phải kiện toàn các đội cấp cứu cơ động để sẵn sàng hỗ trợ các điểm tiêm khi cần. Cơ sở điều trị tổ chức tiêm cho đối tượng cần theo dõi đặc biệt: như có bệnh nền…

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

'Nỗi ám ảnh' của ông Trump

GD&TĐ - Một trong những quốc gia được nhắc nhiều và chịu ảnh hưởng ngay trong ngày nhậm chức của Tổng thống Mỹ Donald Trump là Mexico.