Mối liên hệ giữa sự gia tăng đột biến oxy và tuyệt chủng toàn cầu

GD&TĐ - 252 triệu năm trước, phần lớn sự sống trên hành tinh Trái đất rơi vào tình trạng chết dần.

Các mẫu đá được tinh chế để kiểm tra đồng vị thallium.
Các mẫu đá được tinh chế để kiểm tra đồng vị thallium.

Trong một sự kiện đánh dấu sự kết thúc của kỷ Permi, hơn 96% các loài sinh vật biển trên hành tinh và 70% sự sống trên cạn đột nhiên tuyệt chủng. Đó là cuộc tuyệt chủng lớn nhất trong lịch sử Trái đất.

Hiện tại, các nhà nghiên cứu của Đại học bang Florida (Mỹ) phát hiện, tình trạng tuyệt chủng xảy ra trùng hợp với sự gia tăng đột ngột và sau đó là sụt giảm hàm lượng oxy của đại dương. Phát hiện được công bố trên tạp chí Nature Geoscience.

Các nhà khoa học trước đây từng cho rằng, lượng oxy giảm dần là nguyên nhân gây ra tuyệt chủng. Tuy nhiên, sự gia tăng lượng oxy nhanh chóng vào thời kỳ đầu của cuộc tuyệt chủng là một phát hiện mới. Theo các nhà nghiên cứu, quá trình oxy hóa xảy ra trong vài chục nghìn năm. Đây là một giai đoạn rất ngắn trên quy mô hàng triệu năm lịch sử địa chất của Trái đất.

Sean Newby - tác giả chính của nghiên cứu, cho biết, nguyên nhân chính xác của tình trạng gia tăng oxy ở đại dương vẫn chưa được làm rõ. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đã đưa ra giả thuyết rằng, sự phun trào liên tục trong ít nhất vài trăm nghìn năm của một núi lửa lớn đã dẫn đến tình trạng nguội đi trong thời gian ngắn. Từ đó, khiến oxy tăng đột biến và gây ra tuyệt chủng.

Sự thay đổi nhanh chóng về mặt địa chất và tình trạng thiếu oxy trong thời gian dài dường như gây bất lợi cho sự sống. Khí cacbonic được thải ra trong đợt phun trào núi lửa đó khiến bầu khí quyển Trái đất ấm lên. Từ đó, làm giảm lượng oxy trong các đại dương. Tình trạng này khiến các đại dương trở nên tương đối khắc nghiệt trong hàng triệu năm.

Tuy nhiên, các nhà khoa học không thể đo trực tiếp nồng độ oxy trong khí quyển hoặc biển cổ đại. Vì vậy, họ đã đo đồng vị thallium để gián tiếp hiểu về nồng độ oxy biển trong quá khứ.

Các nhà khoa học có kế hoạch nghiên cứu những cuộc tuyệt chủng cổ đại khác. Nhờ đó, xem liệu sự thay đổi mạnh mẽ tương tự trong mức độ oxy có trùng hợp với bất kỳ sự tuyệt chủng hàng loạt nào không. Điều này có thể gây ra những tác động hiện đại khi biến đổi khí hậu làm giảm lượng oxy trong đại dương ngày nay của chúng ta.

Jeremy Owens - Phó Giáo sư tại Khoa Khoa học Trái đất, Đại dương và Khí quyển, đồng tác giả nghiên cứu, cho biết: “Đó không chỉ là sự mất oxy trong đại dương hiện đại. Việc mất oxy rất quan trọng.

Bởi, các sinh vật sống hiện nay thích nghi với lượng oxy cao. Tuy nhiên, nếu có lượng oxy thấp, nhiều sinh vật vẫn có thể thích nghi. Bất kỳ sự biến động nhanh nào theo một trong hai hướng đều sẽ mang lại tác động”.

Theo Phys

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.