Mối đe dọa xuyên biên giới

GD&TĐ - Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), 99% người dân đang tiếp xúc với mức độ nguy hại của các chất ô nhiễm như hạt vật chất, carbon monoxide, ozone và nitrogen dioxide.

Ảnh minh họa/INT.
Ảnh minh họa/INT.

Ô nhiễm không khí từ lâu đã được biết đến là liên quan đến bệnh hen suyễn, các bệnh về tim và phổi và một số loại ung thư. Mỗi năm, có khoảng 7 triệu người tử vong vì các nguyên nhân liên quan đến ô nhiễm.

Mối liên hệ giữa phát thải khí nhà kính và các chất gây ô nhiễm không khí cho thấy, biến đổi khí hậu không chỉ là mối đe dọa lâu dài mà còn là một cuộc khủng hoảng sức khỏe.

Các cam kết của nhiều quốc gia được hy vọng sẽ giúp giảm chất ô nhiễm nguy hiểm. Song, khung thời gian của các cam kết này thường là hàng thập kỷ. Ví dụ, Trung Quốc đã cam kết sẽ trung hòa carbon vào năm 2060.

Theo công ty IQAir của Thụy Sĩ, ô nhiễm không khí phổ biến khắp châu Á - nơi có 48/50 thành phố ô nhiễm nhất thế giới. Ở Đông Nam Á, nông dân tại Indonesia, Thái Lan và Malaysia đốt chất thải nông nghiệp bất chấp các hạn chế. Những đám cháy này đóng góp tới 30% lượng khí thải do con người tạo ra.

Người dân ở các nước nghèo và thu nhập trung bình có xu hướng tiếp xúc nhiều hơn với các chất ô nhiễm. Trong khi đó, họ ít được tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tốt.

Cũng giống biến đổi khí hậu, ô nhiễm không khí là một mối đe dọa xuyên biên giới. Không quốc gia nào đáp ứng được các tiêu chuẩn chất lượng không khí của WHO. May mắn là, các động thái để giảm ô nhiễm không khí có hại có thể mang lại hiệu quả nhanh chóng.

Ngoài những mối đe dọa sức khoẻ do ô nhiễm không khí gây ra, các quốc gia cũng tốn số tiền “khổng lồ”. Tổ chức Hòa bình xanh ước tính, trên toàn thế giới, ô nhiễm không khí tiêu tốn của chúng ta 8 tỷ USD mỗi ngày, tương đương 3,3% tổng sản phẩm quốc nội của thế giới.

Nguyên nhân là do chi phí chăm sóc sức khỏe tăng và năng suất giảm. Trung Quốc và Ấn Độ phải chịu chi phí hơn 1 nghìn tỷ USD hằng năm. Trong khi đó, gần như tất cả các quốc gia Đông Nam Á phải đối mặt với chi phí hơn 2% GDP.

Năm 2021, châu Á đã vượt lên trước châu Âu để dẫn đầu thế giới về việc đầu tư các dự án được thiết kế để giảm ô nhiễm. Mặc dù là nước gây ô nhiễm lớn nhất thế giới, Trung Quốc đã có chiến lược giảm lượng khí thải thông qua một loạt biện pháp chính sách.

Các biện pháp bao gồm hạn chế số lượng ô tô lưu thông trên đường, các ngành công nghiệp quốc doanh giảm công suất. Trong khi đó, các cơ quan quản lý cấm xây dựng nhà máy điện than mới ở một số vùng nhất định.

Kinh tế năm 2020 suy thoái cũng cho thấy, việc hạn chế các hoạt động công nghiệp dẫn đến kết quả hữu hình trong giảm ô nhiễm. Do đó, điều quan trọng là các công ty phải nhìn xa hơn quan điểm về lợi nhuận đầu tư vào các lĩnh vực gây ô nhiễm.

Bởi, việc tập trung vào những tác động này sẽ giúp nâng cao chất lượng cuộc sống, cũng như thúc đẩy nỗ lực hơn nữa trong toàn xã hội.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ronaldo và Messi văng khỏi danh sách 20 cầu thủ xuất sắc nhất thế giới 2024.

Ronaldo và Messi đón tin kém vui

GD&TĐ - Bộ đôi siêu sao của bóng đá thế giới vắng mặt trong danh sách 20 cầu thủ xuất sắc nhất thế giới 2024.

Minh họa/INT

Truyện ngắn: Hậu phương yêu thương

GD&TĐ - Mấy hôm nay gió bấc đã tràn về đảo nhỏ. Lão gió gào thét lùng sục khắp các ngõ ngách, thấy cái gì cũng lật tung lên như thể để tìm kiếm thứ gì đó.