Minh bạch thông tin

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Quy định mới về công khai tại cơ sở giáo dục góp phần tăng cường tính tự chủ, giải trình xã hội...

Ảnh minh họa ITN.
Ảnh minh họa ITN.

Thực hiện công khai là yêu cầu quan trọng để nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, người học, gia đình và xã hội biết, tham gia giám sát hoạt động của các cơ sở giáo dục; đồng thời tăng cường trách nhiệm giải trình của đơn vị.

Nhiều năm nay, chúng ta đã quen thuộc với “3 công khai”: Cam kết chất lượng giáo dục và chất lượng giáo dục thực tế; điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục; thu chi tài chính - được quy định từ Thông tư số 09/2009/TT-BGDĐT ngày 7/5/2009 ban hành Quy chế thực hiện công khai đối với cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân.

Đây là giải pháp nhằm thực hiện khâu đột phá “đổi mới quản lý nhà nước về giáo dục đại học giai đoạn 2010 - 2012” được Bộ GD&ĐT đề ra với mong muốn khắc phục yếu kém kéo dài về chất lượng và quản lý trong giáo dục đại học. Thực hiện “3 công khai” nhận được sự đồng thuận và tạo những chuyển biến tích cực, góp phần từng bước giải tỏa những bức xúc của xã hội khi đó.

Ngày 28/12/2017, Bộ GD&ĐT ban hành Thông tư số 36/2017/TT-BGDĐT (có hiệu lực từ 13/2/2018), thay thế Thông tư số 09/2009/TT-BGDĐT, cũng với nội dung “3 công khai” nhưng quy định chi tiết hơn đối với từng cấp học. Điều đáng chú ý ở Thông tư số 36/2017/TT-BGDĐT là 21 biểu mẫu ban hành kèm theo, yêu cầu chi tiết các nội dung mà cơ sở giáo dục cần công khai, như: Cam kết chất lượng giáo dục, chất lượng giáo dục thực tế, thông tin cơ sở vật chất, đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý và nhân viên, tài chính…

Sau hơn 6 năm triển khai, Thông tư số 36/2017/TT-BGDĐT đã phát sinh những bất cập cần được điều chỉnh cho phù hợp. Từ năm 2017 đến nay, nhiều văn bản quy phạm pháp luật sử dụng làm căn cứ ban hành Thông tư 36 được thay thế bằng các văn bản mới. 21 biểu mẫu có nhiều nội dung chồng chéo, không còn bảo đảm thống nhất với yêu cầu quy định tại văn bản quy phạm pháp luật hiện hành..., phần nào gây khó khăn cho việc thực hiện ở cơ sở.

Khắc phục những bất cập nói trên, ngày 3/6/2024, Bộ GD&ĐT ban hành Thông tư số 09/2024/TT-BGD&ĐT, thay thế Thông tư số 36. Bên cạnh những cập nhật để phù hợp các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành, điểm mới nổi bật ở Thông tư này là đơn giản hóa thông tin công khai; hạn chế cập nhật số liệu chi tiết về kỹ thuật, trùng nội dung; giảm biểu mẫu để góp phần thực hiện cải cách hành chính (từ 21 phụ lục giảm còn 2 phụ lục trong Báo cáo thường niên).

Giảm bớt thủ tục phiền hà, Thông tư số 09/2024/TT-BGD&ĐT chỉ yêu cầu cơ sở giáo dục phải báo cáo về công tác công khai khi có yêu cầu bằng văn bản của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật, thay vì phải báo cáo thường niên như trước đây…

Theo nhận định của chuyên gia, việc ban hành Thông tư 09 thể hiện tinh thần cầu thị, cập nhật, hiện đại; đáp ứng các yêu cầu mới và thay đổi cần thiết trong hoạt động quản trị nhà trường, quản lý nhà nước trong lĩnh vực giáo dục. Đặc biệt, quy định mới về công khai tại cơ sở giáo dục góp phần tăng cường tính tự chủ, giải trình xã hội và huy động sự tham gia toàn diện, kể cả giám sát của xã hội; tiến tới một nền giáo dục dân chủ, mô hình quản trị nhà trường hiện đại, phù hợp thông lệ quốc tế.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Trong đời thường, aegyo đầy áp lực và là gánh nặng. Ảnh: Lanetaneta.com

Góc khuất văn hóa aegyo

GD&TĐ - Hầu hết các sao Hàn đều thử làm hành động aegyo - bắt chước trẻ em ít nhất một lần.
Ảnh: iStock

Cảnh báo suy và cường giáp

GD&TĐ - Các bệnh lý liên quan đến tuyến giáp khá phổ biến. Tỉ lệ mắc bệnh của giới nữ cao hơn giới nam gấp 5 - 8 lần.
Giá vàng cuối tuần 23/6 đứng yên

Giá vàng cuối tuần 23/6 đứng yên

GD&TĐ - Giá vàng trong nước cuối tuần (23/6) đứng yên ở mức 76,98 triệu đồng/lượng (bán ra); Trong khi đó vàng thế giới kết thúc tuần ở mức 2.321 USD/ounce.