Miễn dịch suy giảm trong cộng đồng, sẽ có nguy cơ cao bùng phát dịch trở lại

GD&TĐ -Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy, mức độ bảo vệ của các mũi tiêm cơ bản vaccine phòng Covid-19 giảm dần theo thời gian trong vòng 6 tháng sau khi tiêm.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương

Thông tin trên được Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương chia sẻ tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 6 diễn ra chiều 4/7.

Tại buổi họp báo, phóng viên đặt câu hỏi: Vừa qua, dư luận quan tâm nhiều đến vấn đề tiêm mũi thứ 4 vaccine Covid-19. Vậy sự cần thiết của việc tiêm thứ 4 này. Nguy cơ bùng phát dịch có thể xảy ra không khi miễn dịch trong cộng đồng thời gian tới được cho là suy giảm?

Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương, các nghiên cứu trên thế giới cho thấy: mức độ bảo vệ của các mũi tiêm cơ bản vaccine phòng Covid-19 giảm dần theo thời gian trong vòng 6 tháng sau khi tiêm. Trong điều kiện xuất hiện các biến chủng mới, Tổ chức Y tế Thế giới và CDC Hoa Kỳ đã khuyến cáo tiêm nhắc lại mũi 3, mũi 4 để ngăn ngừa, phòng, chống dịch Covid-19 là hết sức quan trọng. Hiện nay, nhiều quốc gia trên thế giới đã tiêm mũi 3, mũi 4 cho người lớn và trẻ vị thành niên.

Trước bối cảnh xuất hiện biến thể phụ mới BA.4 và BA.5 của biến chủng Omicron tại Việt Nam, dịch bệnh vẫn còn diễn biến hết sức phức tạp, khó lường. Tổ chức Y tế Thế giới ghi nhận các ca nhiễm Covid-19 đã tăng tại nhiều quốc gia kể từ tháng 4/2022, đợt gia tăng chủ yếu do sự lây lan của biến chủng phụ Omicron BA.4 và BA.5.

Vì vậy, nếu khả năng miễn dịch suy giảm trong cộng đồng cùng với việc chủ quan, lơ là trong tiêm vaccine và phòng chống dịch Covid-19, sẽ có nguy cơ cao bùng phát dịch trở lại.

Cũng tại buổi họp báo, phóng viên đề cập đến thông tin được dư luận phản ánh về việc nhập nhèm giữa thực phẩm chức năng với đơn thuốc tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Phóng viên đặt câu hỏi, kết quả xử lý của Bộ Y tế như thế nào?

Trao đổi về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương cho hay: Đối với thông tin nhập nhèm trong đơn thuốc có thực phẩm chức năng tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, ngay khi có thông tin này trên báo chí, Bộ Y tế đã chỉ đạo các đơn vị trong Bộ cũng như Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương tiến hành kiểm tra để xử lí.

Ngày 6/6/2022, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đã có báo cáo giải trình, trong đó nêu rõ, Hội đồng chuyên môn của bệnh viện đã xác định đây là sai sót về quy trình, nghiệp vụ. Bệnh viện đã xử lí bác sĩ vi phạm bằng hình thức cho điều chuyển công tác và đây là cơ sở để tiếp tục để xử lí kỷ luật theo quy định.

Bệnh viện cũng đã ngừng tư vấn về thực phẩm chức năng. Ngày 17/6/2022, thực hiện chức năng quản lí nhà nước về quản lí khám chữa bệnh, Bộ Y tế cũng đã có công văn gửi cho cơ sở y tế của tất cả các tỉnh, thành phố, các cơ sở y tế trực thuộc bộ, ngành về việc tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra việc kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú theo đúng quy định.

Ngoài ra quản lý đơn thuốc cũng là nội dung quan trọng trong việc đánh giá chất lượng bệnh viện hằng năm trong hướng dẫn của Bộ Y tế. Bộ Y tế sẽ tiếp tục tăng cường công tác thanh kiểm tra, chấn chỉnh việc kê đơn thuốc tại các cơ sở khám chữa bệnh.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

MIT miễn học phí cho sinh viên đến từ gia đình thu nhập thấp.

MIT miễn học phí cho sinh viên

GD&TĐ - Từ học kỳ mùa Thu năm 2025, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), sẽ miễn học phí cho sinh viên thuộc gia đình có thu nhập dưới 200 nghìn USD.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.