Messi “làm mình làm mẩy” đòi rời Barca

GD&TĐ - Siêu sao Lionel Messi lại “làm mình làm mẩy” khi nói với tân HLV Ronald Koeman rằng, anh chỉ thấy tương lai mù mịt ở Nou Camp nên muốn ra đi.

Messi thêm lần nữa muốn ra đi, Barca cũng không chắc níu giữ được.
Messi thêm lần nữa muốn ra đi, Barca cũng không chắc níu giữ được.

Đội bóng xứ Catalan đang trong những ngày tháng “đau khổ” sau thảm bại 2-8 trước Bayern Munich ở tứ kết Champions League. Thất bại chứng tỏ yếu kém toàn diện của đội bóng dưới thời chủ tịch Josep Bartomeu.

Để cứu vớt con tàu đắm mang tên Barca, họ đã quyết định “trảm” HLV Quique Setien, cùng Giám đốc thể thao Eric Abidal và bổ nhiệm Ronald Koeman ngồi vào ghế nóng.

Ngay khi vừa nhập chức, chiến lược gia người Hà Lan đã đích thân gặp riêng thủ quân Messi bàn cách phục hưng đội bóng.

Dẫu nhà cầm quân Koeman khẳng định kế hoạch tái thiết Barca vẫn lấy ngôi sao người Argentina làm trung tâm. Thế nhưng, đáp lại Messi thể hiện quan điểm muốn ra đi vì “không còn tin vào lời hứa của lãnh đạo Barca”.

“Tôi đã thuyết phục Messi tiếp tục ở lại cống hiến cho đội bóng, song quyết định cuối cùng vẫn phụ thuộc vào cậu ấy”, HLV Koeman phát biểu với niềm tin không chắc chắc giữ được ngôi sao 33 tuổi ở lại Nou Camp.

Đây không phải lần đầu tiên siêu sao người Argentina “giận hờn vu vơ” đối với cầu thủ hay lãnh đạo của Barca. Đây cũng không phải lần đầu tiên trong mùa bóng Messi “dọa” sẽ dứt áo ra đi.

Còn nhớ, sau khi đội nhà để vuột ngôi vô địch La Liga vào tay đối thủ Real Madrid, Messi đã lớn tiếng chỉ trích cả đội bóng Barca “yếu đuối thiếu sức chiến đấu và chẳng có chút hi vọng sẽ làm nên nổi trò trống gì”.

Hiện Messi còn hợp đồng với Barca đến hè năm 2021, thế nên việc anh “đôi ba lần ngỏ ý muốn ra đi” sẽ khiến nhiều ông lớn như Man City (Anh), Inter Milan (Ý) hay gã khổng lồ nước Pháp PSG khấp khởi mừng thầm.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Gió mạnh trong cơn bão gây đổ cây, tốc mái.

Khi nào bão thành 'thảm họa'?

GD&TĐ - Có nhiều nguyên nhân khiến một cơn bão trở nên nguy hiểm và gia tăng mức độ gây thiệt hại lên đời sống của con người.

Minh họa/INT

Không thể vì không quản lý được thì cấm!

GD&TĐ - Tình trạng quản không được hoặc khó quản là cấm và cấm được coi là giải pháp nhanh và hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề là thực tế đang tồn tại...