'Mẹo' lấy điểm ở bài thi trắc nghiệm

GD&TĐ - Các kỳ thi trắc nghiệm thường dựa trên khả năng nhận biết sự kiện của thí sinh. Các bài thi khách quan có thể khác nhau về phong cách. Ví dụ, chọn đáp án đúng, nối và hoàn thành câu đều là dạng đề thi trắc nghiệm.

Thí sinh hãy chắc chắn chính xác những gì mình phải làm.
Thí sinh hãy chắc chắn chính xác những gì mình phải làm.

Lắng nghe kỹ hướng dẫn

Các kỳ thi trắc nghiệm thường tập trung vào đánh giá cái nhìn tổng thể của thí sinh về khóa học. Do đó, điều quan trọng là thí sinh cần tìm hiểu về những lĩnh vực sẽ được đưa vào bài thi. Nhờ đó, có thể nghiên cứu các chủ đề phù hợp nhất. Người học cũng có thể hỏi giảng viên hoặc gia sư và lắng nghe hướng dẫn.

Nếu các lĩnh vực được đưa vào bài kiểm tra dựa theo bài giảng và hướng dẫn trên lớp, hãy sử dụng đề cương ôn tập làm khuôn khổ cho việc nghiên cứu. Người học hãy chú trọng tìm kiếm các chủ đề và khái niệm chính. Bên cạnh đó, người học cũng có thể xem bài kiểm tra trước đây. Bởi, những đề thi cũ có thể cung cấp cho thí sinh một số ý tưởng về những gì sẽ xảy ra.

Trước khi chọn đáp án, hãy đọc kỹ đề bài. Thí sinh hãy chắc chắn chính xác những gì mình phải làm. Lắng nghe mọi hướng dẫn từ giám thị. Đọc nhanh toàn bộ bài kiểm tra trước khi đưa ra bất kỳ câu trả lời nào. Phương pháp này cho phép người học có được cái nhìn tổng quan. Từ đó, lập kế hoạch thời gian dành cho mỗi phần hoặc câu hỏi. Đồng thời, kiểm tra xem bài thi đã hoàn thành và được đối chiếu chính xác chưa.

Trong trường hợp đáp án được yêu cầu điền vào phiếu trả lời riêng, thí sinh hãy để phiếu gần đề thi. Thường xuyên kiểm tra xem đáp án được đưa ra có khớp với số thứ tự của câu hỏi hay không. Trả lời các câu hỏi “dễ” trước. Quay lại và làm những câu khó sau. Cố gắng đừng để bị mắc kẹt. Khi đó, thí sinh sẽ lãng phí thời gian và cảm thấy lo lắng.

Câu trả lời dài nhất trong các bài kiểm tra trắc nghiệm thường là đáp án đúng.

Câu trả lời dài nhất trong các bài kiểm tra trắc nghiệm thường là đáp án đúng.

Chiến lược phỏng đoán

Chắc hẳn, với nhiều học sinh, điều lý tưởng nhất là những câu hỏi trắc nghiệm sẽ có đáp án ngẫu nhiên, không có mẫu câu trả lời đúng hoặc sai. Tuy nhiên, tất cả các bài kiểm tra đều do con người viết ra. Đặc biệt, bản chất con người khiến bất kỳ bài kiểm tra nào cũng không thể thực sự là ngẫu nhiên.

Vì quy luật cơ bản này, nhà văn người Mỹ William Poundstone - tác giả của “Rock Breaks Scissors:

A Practical Guide to Outguessing and Outwitting Almost Everybody” - cho biết đã tìm ra một số “mẹo” phổ biến trong các bài kiểm tra trắc nghiệm. Thậm chí, những bí quyết này có thể được áp dụng trong cả các bài kiểm tra trên máy tính như SAT.

Ông William Poundstone đã nghiên cứu 100 bài kiểm tra - tổng cộng là 2.456 câu hỏi - từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm các kỳ thi trung học cơ sở, trung học phổ thông, đại học và trung học chuyên nghiệp; các bài thi sát hạch lái xe; kỳ thi cấp bằng cho lính cứu hỏa và nhân viên vô tuyến và thậm chí cả các câu đố trên báo. Kết quả là, nhà văn Poundstone cho biết đã tìm thấy các điểm chung ở tất cả các nguồn bài kiểm tra trắc nghiệm.

Từ dữ liệu này, ông đã xác định một số chiến lược để tăng cơ hội chọn đáp án chính xác trong bất kỳ kỳ thi nào, cho dù ứng viên đang gặp khó khăn trong bài hóa học hay bài thi sát hạch lái xe. Tuy nhiên, nhà văn Poundstone nhấn mạnh, việc nắm chắc các kiến thức về chủ đề thi luôn là chiến lược làm bài kiểm tra tuyệt vời nhất. Theo ông, ở khía cạnh nào đó, một chiến lược phỏng đoán sẽ hữu ích hơn là chọn đáp án ngẫu nhiên. Nhà văn này khuyên các ứng viên luôn vận dụng khả năng suy đoán khi không chắc chắn về câu trả lời. Đặc biệt, việc đoán một cách thông minh sẽ nâng cao cơ hội chọn đáp án chính xác.

Dưới đây là một số chiến thuật của Poundstone để hỗ trợ thí sinh trong các câu hỏi không chắc chắn:

1. Bỏ qua sự khôn ngoan thông thường

Tại một số thời điểm trong cuộc sống, hầu hết thí sinh có thể đều đã nhận được lời khuyên khi làm bài kiểm tra với những câu như: “Luôn đoán câu trả lời ở giữa nếu không biết đáp án” hoặc “tránh bất kỳ câu trả lời nào sử dụng các từ ‘không bao giờ’, ‘luôn luôn’, ‘tất cả’, hoặc ‘không’”. Tuy nhiên, theo nhà văn Poundstone, sự khôn ngoan thông thường này không thể “đánh bại” các số liệu thống kê. Trên thực tế, ông nhận thấy, các câu trả lời như “không có đáp án nào” hoặc “tất cả đáp án” đều đúng 52%. Vì vậy, ông Poundstone cho rằng, chọn một trong những câu trả lời này sẽ giúp thí sinh có lợi thế 90% so với việc đoán ngẫu nhiên.

2. Nhìn vào các câu trả lời xung quanh

Nhà văn Poundstone nhận thấy, các lựa chọn câu trả lời đúng hầu như không lặp lại liên tục. Vì vậy, việc xem xét câu trả lời của những câu hỏi thí sinh biết sẽ giúp tìm ra đáp án. Ví dụ, nếu đang mắc kẹt ở câu hỏi số 2, nhưng biết rằng câu trả lời cho số 1 là A và câu trả lời cho số 3 là D, những lựa chọn đó có thể bị loại bỏ cho số 2.

“Tất nhiên, kiến thức luôn nằm ngoài khả năng có thể dự đoán. Trước hết, hãy loại bỏ những câu trả lời mà bạn biết là sai”, ông Poundstone lưu ý.

3. Chọn câu trả lời dài nhất

Nhà văn Poundstone cũng nhận thấy rằng, câu trả lời dài nhất trong các bài kiểm tra trắc nghiệm thường là đáp án đúng. Ông nói: “Những người ra đề phải đảm bảo rằng, các câu trả lời đúng là chính xác. Thường thì điều này đòi hỏi sự chặt chẽ về ngôn ngữ. Ngược lại, họ có thể không quá trau chuốt về mặt câu từ với những câu trả lời sai”. Nếu một lựa chọn dài hơn đáng kể so với các lựa chọn khác, ông Poundstone cho rằng, đó có khả năng là câu trả lời chính xác.

4. Loại bỏ những ngoại lệ

Một số kỳ thi, như SAT, đưa ra câu hỏi theo thứ tự ngẫu nhiên bằng máy tính. Tuy nhiên, theo ông Poundstone, bất kể thứ tự là gì, các lựa chọn trả lời không tương xứng với phần còn lại thường là đáp án sai.

Theo Business Insider

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Đền Vạn hướng mặt về phía dòng sông Lam.

Danh thần phụng sự 3 đời vua Trần

GD&TĐ - Sinh ra trong thời đại nhiều nhân tài nhưng Đoàn Nhữ Hài vẫn khẳng định được bản thân, trở thành danh thần 'văn võ song toàn'.

Nhiều tỉnh thành phía Bắc thiệt hại nặng nề sau bão Yagi. Ảnh: INT

Những siêu bão năm Giáp Thìn

GD&TĐ - Nhìn vào lịch sử những cơn bão lớn gây hậu quả nghiêm trọng, thật là trùng hợp khi chúng đang lặp lại theo chu kỳ 60 năm.