1. Với loại sâu xanh, sâu ăn lá:
Khi bị sâu ăn, lá rau bị thủng lỗ nhiều nhất ở phần lá non và đọt rau, nhìn xuống, bạn sẽ thấy phân sâu hạt nhỏ màu đen. Nếu chỉ bị một, hai cây trong đám rau, bạn chỉ cần vạch lá tìm và bắt là xong.
Nếu sau một đêm, cả vườn bị sâu ghé thăm, các bạn chuẩn bị sẵn loại thuốc tự chế dưới đây để xịt lên rau, chỉ cần hai ngày là không còn con sâu nào.
Nhà tôi hay làm thuốc diệt sâu bằng tỏi cùng nước rửa chén. Thuốc trừ sâu từ tỏi diệt sâu rất tốt, nhất là các loại sâu ăn lá. Thuốc phù hợp cho các loại rau thơm, gia vị, rau ăn lá. Thuốc chống vi khuẩn, nấm, sâu bọ, giun tròn và xua đuổi côn trùng.
Cách làm như sau:
Dùng hai, ba củ tỏi to, bóc sạch vỏ, giã nát sau đó pha với hai cốc nước. Ngâm hỗn hợp này một ngày rồi lọc lấy nước cốt, pha cùng 4 lít nước và ba muỗng nước rửa chén. Sau đó, đổ dung dịch vào bình để phun cho các loại rau đang bị sâu phá hại.
2. Khi rau bị rầy trắng, rầy đỏ, nhện và vài loại sâu cứng đầu khác:
Các loại rầy trắng, rệp đỏ, muỗi, nhện hay các loại sâu bệnh cứng đầu đều có thể bị tiêu diệt bởi hỗn hợp nước rửa chén, tỏi, ớt, gừng. Ớt, tỏi, hành, gừng... chứa hàm lượng axít cao, khi phun lên thân hay lá cây sẽ làm cho sâu bọ bị cay mắt, bỏng da. Nếu sâu nhỏ sẽ chết từ từ, sâu lớn sẽ tự tìm cách đi nơi khá.
Cách pha chế:
Chuẩn bị: 1kg tỏi, 1kg ớt, 1kg gừng và 3 lít rượu.
Giã tỏi, ớt, gừng rồi ngâm với ba lít rượu trong chum hoặc thùng bịt miệng kín. Trong quá trình ngâm, không nên để thùng ở nơi quá nắng nóng, hoặc để hở sẽ dễ làm bay hơi rượu.
Thời gian ngâm 15 ngày, với mục đích cho các chất gây cay có trong nguyên liệu trộn đều vào rượu và để dung dịch ngâm sẽ có nồng độ đậm đặc nhất, tốt cho việc tiêu diệt sâu hại.
Liều lượng pha khi phun thuốc cho rau:
Lấy 100 ml nước cốt pha cùng 6 lít nước sạch để phun cho toàn bộ vườn rau. Nếu vườn nhỏ, các bạn giảm lượng nước cốt và nước sạch. Nước cốt còn lại cho vào can nhựa để dùng dần.
Ngoài ra, nhà tôi thường tận dụng các loại vỏ trứng để vừa làm phân bón, vừa làm thuốc trừ sâu. Vỏ trứng rất hữu ích khi có tác dụng làm phân bón, thuốc trừ sâu.
Chỉ cần nghiền nát vỏ trứng và chọc lỗ vào gốc cây, sau đó cho bột vỏ trứng vào. Cách này phù hợp với các loại cây như cà chua, ớt, cà tím.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể nghiền nát vỏ trứng thành bột mịn rắc vào gốc cây giúp đuổi sâu bệnh, kể cả ốc sên và các loại côn trùng có hại.
Người trồng cũng có thể dùng vỏ trái cây chứa tinh dầu như cam, bưởi, quýt, dứa, dưa nấu. Tất cả các loại này sau khi phân hủy để dưới mặt chậu cũng giúp xua đuổi côn trùng hiệu quả. Vỏ trái cây đã phân hủy cũng là một loại phân hữu cơ rất tốt cho cây.
Ngoài ra, bạn có thể tự chế loại thuốc trừ sâu thiên nhiên theo cách sau:
Dung dịch từ ớt và tỏi, gừng
Các loại củ, quả như ớt, tỏi, gừng… chứa hàm lượng axit lớn, tác động đến các bộ phận như mắt, da của các sâu bọ và côn trùng hại. Để làm dung dịch này, người dùng băm nhỏ ớt, tỏi, gừng theo tỷ lệ 1: 1: 1, sau đó thêm khoảng 3 lít rượu vào hỗn hợp và để ngâm trong khoảng 15 ngày.
Khi phun, dung dịch được hòa với nước theo tỷ lệ 200ml tỏi gừng ót với 12 lít nước cho một sào. Loại thuốc trừ sâu thảo mộc này có thể để tới 4, 5 tháng.
Nước cây xoan (cây sầu đâu)
Người Ấn Độ cổ đại rất coi trọng chất dầu từ cây xoan bởi tác dụng đuổi các loài gây hại cho côn trùng. Thực tế, nước từ quả xoan và lá cây còn có thể làm dung dịch trừ sâu bởi chất đắng chứa bên trong.
Cụ thể, người dùng hòa 15 ml dầu xoan và một phần thìa cà phê nước rửa bát vào khoảng 1,9 lít nước ấm, khuấy đều rồi cho vào bình xịt. Dầu xoan có thể thay bằng dung dịch nước từ quả hoặc lá xoan phơi khô, nghiền nhỏ. Dung dịch này có hiệu quả với hầu hết các loại sâu, rệp.
Trà hoa cúc
Hoa cúc chứa một thành phần hóa học thực vật mạnh có tên gọi pyrethrin. Chất này sẽ xâm chiếm hệ thần kinh của côn trùng và làm chúng không hoạt động được.
Người dùng có thể tự chế dung dịch thuốc trừ sâu từ hoa cúc bằng cách đun sôi 100 gram hoa cúc phơi khô với một lít nước trong vòng 20 phút, sau đó, lọc lấy nước, để nguội rồi cho vào bình xịt.
Loại thuốc này hiệu quả đối với động vật có máu lạnh, côn trùng và động vật không xương sống. Nước hoa cúc giữ được tới 2 tháng. Người dùng có thể trộn thêm với dầu cây xoan để tăng hiệu quả.