Mẹo chữa bỏng ớt hiệu quả nhanh chóng, an toàn

GD&TĐ - Bỏng ớt là hiện tượng thường gặp khi da tiếp xúc vào ớt quá nhiều. Có nhiều cách trị bỏng ớt an toàn, giảm đau rát đơn giản hiệu quả, hãy tìm hiểu mẹo chữa bỏng dưới đây.

Dấm có thể trị được triệu chứng bỏng rát (hình minh họa)
Dấm có thể trị được triệu chứng bỏng rát (hình minh họa)

Vì sao ớt lại gây bỏng da?

Theo những nghiên cứu, trong ớt có chứa chất capsaicin – là chất gây bỏng ớt và cũng làm tăng hương vị cay nồng cho món ăn. Chính chất này có khả năng gây nóng rát mạnh nên được chọn làm thành phần của bình xịt hơi cay.

Bỏng ớt là việc không quá nghiêm trọng nhưng nếu bạn có thể xử lý kịp thời sẽ thấy dễ chịu hơn rất nhiều hạn chế được những biến chứng như viêm da hoặc bị sạm da. Bởi chất capsaicin vốn là một chất dầu. Điều này có nghĩa là bạn hoàn toàn có thể dùng các chất tẩy rửa để loại bỏ chất này.

Cách chữa bỏng ớt, cay ớt ở miệng

Khi bị bỏng hay cay ớt ở miệng, bạn sẽ không thể sử dụng các loại nước rửa chén hay nước tẩy rửa có thành phần tẩy rửa để làm sạch dầu capsaicin. Bởi những thành phần này có thể gây hại cho sức khỏe và có mùi hóa chất khá khó chịu nếu nuốt phải. Vì vậy, một cách làm giảm cơn cay rát, bỏng ớt ở miệng là dùng sữa lạnh và đá lạnh.

Cách chữa cay ớt ở miệng bằng sữa lạnh

Các loại sữa giàu chất béo và dầu sẽ giúp hòa tan dầu capsaicin gây bỏng ớt (nguyên tắc dầu hòa tan dầu). Ngoài ra, trong sữa còn có thành phần protein là casein chống lại chất capsaicin có trong ớt.

Với bạn bị cay rát ở trong miệng hay ngậm một ngụm sữa lạnh trong vài phút. Hoặc thoa sữa lạnh lên vùng da bỏng ớt. Bạn có thể thấm sữa lên khăn để đắp lên vùng da bị bỏng sẽ tăng hiệu quả hơn.

Cách chữa bỏng ớt ở tay bằng nước rửa bát hoặc nước rửa tay

Nước sẽ không làm dịu được cơn bỏng mà khiến mọi thứ tồi tệ hơn. Bởi nước sẽ khiến chất capsaicin lan ra xung quanh nhanh hơn và cảm giác bỏng ớt đau rát vẫn giữ nguyên như cũ.

Nước rửa bát là sản phẩm được dùng để loại bỏ dầu mỡ bám lên bát đĩa và vô cùng an toàn khi sử dụng trên da. Điều này đã biến nước rửa bát hay nước rửa tay đã trở thành thành phần hoàn hảo để loại bỏ các loại dầu trên da. Bạn lưu ý hãy thực hiện nhiều lần rửa nếu vết bỏng không dịu đi sau một lần rửa.

Dùng dầu ăn hoặc vaseline

Trong trường hợp bạn không thể dùng kịp nước rửa chén để loại bỏ chất capsaicin gây bỏng thì hãy dùng dầu ăn (dầu thực vật) hay dầu oliu. Theo nguyên tắc dầu hòa tan dầu (dầu loại bỏ dầu khác) thì các loại dầu ăn sẽ giúp trung hòa lượng dầu capsaicin và làm dịu vết bỏng ớt ngay lập tức.

Sau khi thoa dầu ăn lên da trong khoảng 1 phút, bạn hãy rửa sạch lại da với xà phòng và nước sạch. Tương tự, vaseline cũng có thành phần giàu chất dầu sẽ có khả năng phát huy làm dịu vết bỏng

Dùng giấm

Theo các cơ quan nghiên cứu chất độc, việc ngâm da tay bị bỏng ớt trong giấm pha loãng sẽ giúp loại bỏ dầu capsaicin hiệu quả (thành phần gây nên vết bỏng). Ngoài ra các loại thực phẩm có chứa chất axit như chanh, cà chua,.. cũng sẽ có hiệu quả tương tự làm dịu vết bỏng ớt như giấm.

Dùng rượu hoặc bột baking soda

Rượu và baking soda sẽ là cách sơ cứu cấp tốc để giảm cơn đau bỏng rát ở tay. Sau khi thực hiện xong, bạn ngâm tay trong sữa lạnh sẽ điều trị dứt điểm cơn bỏng.

Khi thấy hiện tượng bỏng rát tay hãy tưới rượu hoặc cồn lên tay để hòa tan thành phần dầu capsaicin. Với bột baking soda có bản chất hút ẩm cực kỳ mạnh mẽ. Bạn chỉ cần trộn baking soda và nước theo tỉ lệ 1:1 thành hỗn hợp sệt và thoa lên vết bỏng ớt trên da tay. Đợi hỗn hợp khô rồi rửa sạch lại với nước.

Đá viên trị bỏng ớt

Một cách hiệu quả để giảm đau rát bỏng ớt là dùng đá lạnh. Bạn hãy chườm miếng lạnh trên da hoặc bỏ viên đá vào khăn và lăn nhẹ nhàng lên vùng da bị bỏng.

Luân phiên thực hiện vài lần để làm dịu bỏng ớt. Cứ tiếp tục thực hiện mẹo này, vết bỏng sẽ biến mất trong vài giờ.

Bã trà làm dịu cơn đau rát

Trong trường hợp cấp bách không có sữa tươi để làm dịu cơn bỏng rát tốt nhất thì bạn có thể sử dụng bã trà để làm dịu tạm thời. Bạn hãy đắp bã trà lên mắt đã nhắm và chờ đợi kết quả. Tốt hơn, bạn hãy dùng khăn giấy thấm thêm chút nước trà để đắp lên.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Nền tảng cho giai đoạn phát triển mới

GD&TĐ - Năm 2025 là năm về đích của kế hoạch phát triển KTXH giai đoạn 2021 - 2025 nên mục tiêu về tốc độ tăng trưởng được Chính phủ đặt ra khá cao.