Mẹo sau đây sẽ giúp bạn giải quyết điều lo lắng này.
Kiểm tra thông tin và tuổi thọ
Việc đầu tiên đó là kiểm tra thông tin của máy, model của máy định mua. Chọn lựa những thương hiệu uy tín lâu đời để có đảm bảo tốt hơn về chất lượng. Tuổi thọ của một chiếc tủ lạnh cũng vô cùng quan trọng. Việc tủ lạnh có tuổi thọ trên 10 tuổi sẽ có năng suất hoạt động không tốt và bạn không nên lựa chọn những chiếc tủ lạnh dạng này.
Kiểm tra bên ngoài
Kiểm tra xem lớp vỏ ngoài của tủ có bị bóp méo hay biến dạng không bởi những chiếc tủ lạnh có vỏ ngoài nứt, vỡ sẽ khiến cho các thiết bị bên trong bị rò rỉ điện, không an toàn khi sử dụng.
Có thể sử dụng bút thử điện để dò xem bề mặt tủ lạnh có bị rò rỉ điện không, nếu có dấu hiệu bị rò điện thì rõ ràng chiếc tủ lạnh đó không phải là một sự lựa chọn tốt.
Kiểm tra cánh cửa tủ
Cửa tủ lạnh không thể đóng khít hoặc không thể đóng cửa lại một cách dễ dàng sẽ khiến cho hơi lạnh bị thất thoát ra ngoài và làm cho việc bảo quản gặp nhiều khó khăn, khiến thực phẩm bị hỏng nhanh chóng.
Thêm vào đó, việc cửa tủ lạnh không được đóng khít hay không thể đóng lại được còn làm tiêu tốn điện năng đáng kể đồng thời phát sinh những lỗi khác trong tủ lạnh.
Kiểm tra dây dẫn
Có nhiều tủ lạnh sau một thời gian sử dụng có thể bị chuột cắn, hỏng hóc… làm cho dây dẫn hay bị gãy, đứt làm cho máy hoạt động không đầy đủ, có thể gây ra một số tình huống nguy hiểm, chập điện, giật điện cho người dùng. Vì vậy, cần quan tâm lưu ý điều này, kiểm tra dây dẫn để tránh mối nguy hại.
Kiểm tra bóng đèn trong tủ
Đèn tủ lạnh có vai trò báo hiệu cho bộ phận cảm biến nhiệt giúp duy trì nhiệt độ thích hợp để bảo quản thực phẩm và làm sáng khi mở của tủ. Tuy nhiên, sau một thời gian dài sử dụng có thể bóng đèn tủ lạnh không còn sáng hoặc hoạt động không còn tốt nữa.
Kiểm tra bằng cách đặt một chiếc điện thoại có chức năng chụp ảnh hẹn giờ và không bật flash vào và chụp lại bên trong tủ lạnh khi chưa đóng tủ.
Kiểm tra lưới tản nhiệt
Nếu lưới tản nhiệt tích nhiều bụi thì sẽ làm tủ lạnh tiêu hao nhiều điện năng hơn hoặc tủ hoạt động nhưng khả năng làm lạnh kém. Do đó, nên chọn tủ có lưới tản nhiệt sạch sẽ.
Kiểm tra chảo đựng nước thải
Cần kiểm tra chảo đựng nước thải (gắn phía sau lưới tản nhiệt) nằm bên dưới tủ lạnh cũng như các dây được đặt sau lưng tủ để kịp thời phát hiện chiếc tủ lỗi.
Nếu chảo đựng nước thải của tủ bị nhỏ giọt thì khi vận hành tủ sẽ phát sinh ra mùi hôi khó chịu, không đạt được hiệu suất làm lạnh ổn định .
Kiểm tra bên trong tủ
Kiểm tra kĩ xem lớp vỏ bên trong tủ có bị nứt vỡ không. Đồng thời, kiểm tra xem các ngăn kéo, kệ đựng trong tủ có khớp với tủ khi kéo ra/vào không.
Ngoài ra, thử độ chịu lực của kệ bằng cách dùng tay ấn nhẹ vào khay nếu chúng cứng cáp thì khả năng chịu lực sẽ tốt.
Bên cạnh đó, cũng cần phải kiểm tra kỹ cụm điều chỉnh nhiệt độ trong tủ có bị lờn không, có chắc chắn không. Nếu lỏng lẻo, có nghĩa tủ đã quá cũ.
Đề phòng tủ lạnh nội địa Nhật cũ
Tủ lạnh Nhật bãi cũng tiềm ẩn khá nhiều các rủi ro khiến người tiêu dùng phải trả giá cao khi mua về, do đó, trước khi mua tủ lạnh nội địa Nhật cũ, nên lưu ý: Do nhiều nơi bán dán mác tủ lạnh nội địa cũ nhưng thực tế lại là hàng made in China hoặc không rõ nguồn gốc. Điều này đồng nghĩa những chiếc tủ lạnh không rõ nguồn gốc sẽ không được đảm bảo, và người dùng có khi tiền mất tật mang.
Chính vì thế, yếu tố đầu tiên cần lưu ý khi mua tủ lạnh nội địa Nhật là bạn cần chọn được nơi bán uy tín, được nhiều người tin tưởng. Có thể tham gia các diễn đàn hoặc hỏi những người quen có kinh nghiệm mua đồ dùng nội địa Nhật để tìm được nơi mua tốt nhất.
Bên cạnh đó, nếu có thể hãy hỏi người bán về các giấy tờ chứng nhận xuất xứ, chất lượng hoặc thậm chí là giấy bảo hành. Bởi hầu hết các nơi bán tủ lạnh nội địa Nhật uy tín đều có giấy bảo hành trong thời gian 3 – 6 tháng tùy sản phẩm.
Ngoài ra, nên bảo người bán cắm điện để theo dõi hoạt động của tủ lạnh, nếu sau khoảng 30 phút, các ngăn làm lạnh tốt, đồng thời tủ chạy êm, không nóng ở 2 bên tủ thì đó là dòng tủ còn chạy khá tốt.