Ở Mỹ, việc cho trẻ ngủ cùng bố mẹ là điều gần như không thể chấp nhận được. Họ cho rằng đây là nguyên nhân chính gây nên hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh. Mặc dù đây là một chủ đề gây ra rất nhiều cuộc tranh cãi do sự khác biệt văn hóa giữa phương Đông và phương Tây, cha mẹ Nhật vẫn gắn bó với truyền thống tốt đẹp này bởi nhiều lợi ích mà phương pháp này mang lại.
Mẹ cho bé bú dễ dàng hơn
Mẹ không cần phải thức dậy và cho bé ăn bởi bé có thể dễ dàng tìm đến bầu sữa mẹ và ti mẹ ngay cả khi mẹ đang trong cơn buồn ngủ. Giấc ngủ của mẹ sẽ ít bị gián đoạn hơn và cả mẹ và bé đều có nhiều thời gian để nghỉ ngơi hơn khi ngủ chung.
Trẻ thích được nuông chiều và có cảm giác thoải mái
Trẻ sơ sinh thường có xu hướng hay khóc vào ban đêm. Đó là khi bé cảm thấy đói, bé tè dầm ướt tã hoặc khó chịu. Tiếng khóc kéo dài gây nên sự mệt mỏi và căng thẳng cho cả gia đình, nhất là đối với người mẹ. Bởi trẻ cần "thu hút" sự chú ý của cha mẹ, đặc biệt trong trường hợp cha mẹ và bé ngủ khác phòng.
Việc ngủ cùng bé làm giảm các giai đoạn khóc của bé vì mẹ có thể nhìn thấy và có thể an ủi trước khi tiếng khóc của con trở nên "đinh tai nhức óc". Bên cạnh đó, con ngủ cùng cha mẹ có thể coi là một "hình thức thông báo" nếu con đang gặp nguy hiểm hoặc cần được chỗ trợ.
Trong những năm đầu đời, trực giác của người mẹ luôn rất nhạy bén. Dường như mẹ và bé có sợi dây liên kết vô hình để ngay cả khi ngủ sâu, mẹ vẫn sẽ cảm nhận được sự lo âu hay cảm giác không an toàn ở trẻ. Khi ấy, mẹ có thể ngay lập tức vòng tay ôm con để trấn an, vỗ về con.
Hạn chế tối đa việc ngược đãi trẻ em
Cha mẹ "chia sẻ" giường cùng con sẽ giúp con tránh khỏi những nguy cơ lạm dụng trẻ em. Vì cha mẹ đều trông nom bé vào ban đêm nên rất khó để một người khác không tiếp cận được bé, trừ khi bé ngủ trong một phòng riêng biệt.
Sự liên kết sâu sắc
Cho bé ngủ chung là sợi dây gắn kết vô hình giữa mẹ và bé. (Ảnh: Topsy)
Cùng nhau thở, thức dậy và trải nghiệm giấc mơ chính là chuỗi hoạt động theo chu kỳ khi con ngủ cùng cha mẹ và sẽ tạo nên sự sự đồng điệu, gắn kết giữa cha mẹ và bé. Sau nhiều năm, điều này sẽ thúc đẩy mối liên kết mạnh mẽ vô hình và là nền tảng cho mối quan hệ chăm nom, nuôi dưỡng con suốt đời.
Khi trẻ ngủ cùng cha mẹ, trẻ sẽ có xu hướng cảm thấy an toàn về tình cảm hơn và ít gắn kết hơn với các đồ dùng hay vật dụng như chăn, thú nhồi bông... Bé sẽ dần phát triển sự độc lập kể từ khi mối quan hệ giữa cha mẹ và đứa trẻ đã được xây dựng qua số giờ ngủ chung.
Bé sẽ dần học được cách sống tự lập thông qua việc ngủ chung cùng bố mẹ. (Ẩnh: Adoptive Families)
Để hạn chế những nguy cơ tiềm ẩn và bảo đảm an toàn sức khỏe khi ngủ cùng con, cha mẹ nên lưu ý những điều sau:
- Nếu trẻ thiếu tháng, cân nặng khi sinh thấp hoặc tình trạng sức khỏe yếu, cha mẹ không nên ngủ cùng bé. Mẹ nên cho bé ngủ trong nôi, cũi hoặc giường riêng biệt cho trẻ để thuận tiện cho bé ăn hoặc chăm sóc.
- Chọn bề mặt đệm vững chắc cho bé để tránh bé bị ngộp thở. Không sử dụng đệm nước hoặc giường lông vũ. Để chăn, gối và khăn trải giường xa tầm tay của bé.
- Đặt giường ở vị trí an toàn để bé không thể bị ngã, rơi xuống khi lẫy, bò... Bố mẹ nên hạ thấp chiều cao giường hoặc đặt đệm trực tiếp lên mặt sàn để giảm thiểu các nguy cơ té ngã.
- Phòng ngủ của mẹ và bé cần khô ráo, nhiệt độ không quá nóng hoặc quá lạnh. Mẹ nên cho bé mặc vừa phải, thoải mái và quần áo nên được làm từ chất liệu thoáng mát, thấm mồ hôi. Căn phòng cũng cần yên tĩnh, ít tiếng ồn để tránh ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé.
- Luôn đặt bé nằm ngửa khi ngủ và thường xuyên kiểm tra tư thế ngủ của bé.
- Bố mẹ có thể cân nhắc đến việc kê cũi sát giường của mình.
- Mẹ nên nằm cạnh, đối diện con, tạo nên hình chữ C. Nếu mẹ vẫn đang trong thời gian cho con bú, hãy để bầu ngực mẹ hướng về phía con. Mẹ cũng nên buộc tóc để bé không bị vướng vào tóc.