Mong mở nhiều lớp tập huấn cho GV dạy trẻ khuyết tật
Cô giáo Bùi Thị Diến, Trường TH Ứng Hòa, Lạc Sơn (Hòa Bình) cho biết: Mỗi năm nhà trường có từ 7 - 9 HS khuyết tật ở nhiều dạng khác nhau. HS của tôi toàn là HS dân tộc thiểu số, nhà rất nghèo. Vùng tôi dạy là vùng đặc biệt khó khăn, diện 135.
Những năm qua khi tham gia GD hòa nhập tôi nhận thấy rằng với GV phụ trách lớp có HS khuyết tật rất cần được đào tạo, tập huấn nâng cao kỹ năng dạy cho HS chuyên biệt. Tôi đã được dự các lớp tập huấn để dạy HS khuyết tật nhưng kiến thức còn rất ít, hạn chế nhiều. Vì thế, phương pháp dạy cho HS khuyết tật chưa được nâng cao. Tôi mong các cấp, ngành GD&ĐT mở nhiều lớp tập huấn để GV giảng dạy HS khuyết tật có trình độ cao, đáp ứng yêu cầu của nghề để đạt hiệu quả GD cao hơn.
Tôi mong muốn các em HS khuyết tật nói chung, HS khuyết tật lớp tôi dạy nói riêng đều được GD hòa nhập, bởi chỉ có kiến thức, có tay nghề thì các em mới có thể tự tin bước vào đời, tự kiếm sống nuôi bản thân.
Dạy HS khuyết tật không thể chạy theo thành tích học tập
Ở Trường Nuôi dạy trẻ khuyết tật tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chỉ cần nhắc đến tên cô giáo Nguyễn Hồng Hà ai cũng tấm tắc ngợi khen là cô giáo dạy giỏi, có tâm và yêu nghề. Cô gắn bó với những học trò “đặc biệt” đã hơn 20 năm nay. Cũng như các đồng nghiệp, khi mới tham gia dạy học cho HS khuyết tật, cô Hà gặp không ít khó khăn. Cô Hà tâm sự, dạy HS khuyết tật
Có lẽ, nhờ thế mà các học trò khuyết tật của cô luôn được động viên, an ủi, mất dần cảm giác tự ti, mặc cảm với số phận. “Dù dạy HS khuyết tật vất vả, nhưng tôi xác định gắn bó lâu dài với các em. Tôi đã dạy cho các em bằng tất cả tình cảm yêu thương của mình. Thấy HS tiến bộ từng ngày, tôi mừng lắm. Với tôi, khi học trò
khuyết tật biết vâng lời, ngoan ngoãn, chào hỏi lễ phép, biết chăm sóc bản thân… là đã thành công lắm rồi”, cô Hà tâm sự.