Nữ họa sĩ Trần Thị Mỹ Hạnh (SN 1985, sống tại Đà Nẵng) cho biết chị từ nhỏ, chị đã mê mẩn những mảnh vỏ ốc, cùng với những viên sỏi đủ kích cỡ. Khi có con, chị hay nhặt những viên sỏi gần nhà vẽ hình con vật cho bé chơi. Cũng từ đó, chị theo đuổi niềm đam mê "vẽ tranh" bằng sỏi.
"Mình là người rất hay lưu giữ những thứ xinh xinh mỗi khi đi đâu hoặc tình cờ bắt gặp. Đặc biệt là vỏ ốc, với muôn hình muôn vẻ đủ kiểu dáng và màu sắc làm mình mê mệt dẫn đến không ngớt tìm tòi sáng tạo cho các em ấy theo cách riêng của mình" - chị Hạnh chia sẻ.
Chị Hạnh với một tác phẩm đã hoàn thành. |
Khâu xử lý vỏ ốc mất khá nhiều thời gian và cũng rất đa dạng. Vỏ ốc to chị thường ngâm nước muối qua đêm rồi hôm sau vảy ruột ra dễ dàng hơn. Nếu số lượng nhiều chị thường chôn trong cát cho côn trùng hoặc kiến xử lí ruột đồng thời cách này giữ được màu ốc vẹn nguyên (so với phơi nắng thì ốc khá bạc màu). Thời gian chôn trong cát thường trên 3 tháng cho một mẻ.
Những bức tranh được chị "khoe" trong nhóm Yêu bếp khiến hội chị em không tiếc lời khen ngợi.
Chị Hạnh cho biết, tranh được vẽ tay trên nền bố thô bằng màu acrylics, dùng keo silicon kết đính chất liệu, sau khi hoàn thiện mình bắt đầu vẽ thêm họa tiết lên tranh và phun thêm lớp sơn phủ bảo vệ tranh. |
Qua bàn tay khéo léo của người mẹ đảm những viên sỏi, đá, vỏ ốc… được “hô biến” thành tác phẩm sống động. |