Mẹ cứu mạng con trai nhờ phát hiện điểm bất thường qua bức ảnh chồng gửi

Nhìn bức ảnh chồng gửi, chị Rebecca khăng khăng bắt chồng làm theo lời mình.

Mẹ cứu mạng con trai nhờ phát hiện điểm bất thường qua bức ảnh chồng gửi

Với các vụ tai nạn xe hơi xảy ra hàng ngày, sự an toàn của bé luôn là điều được cha mẹ đặt lên hàng đầu. Câu chuyện của chị Rebecca sau đây đã chứng minh rằng không có gì là quá cẩn thận khi nhắc đến việc cài dây an toàn cho con.

Anh David, chồng của Rebecca cùng đứa con trai nhỏ, William đang chuẩn bị lái xe đến một thành phố khác.

Từ các bức ảnh của chồng, Rebecca đã thấy con trai đang cài dây an toàn sai cách. Dây đai an toàn quá lỏng và kẹp ngực quá thấp. Người mẹ này khăng khăng rằng chồng mình phải thắt chặt dây cho con, đồng thời cũng phải sửa lại vị trí kẹp ngực.

Bé William đã được an toàn nhờ sự cẩn thận của mẹ. (Ảnh: Brightside).

15 phút sau đó, David đã gọi điện thông báo cho Rebecca rằng hai cha con đã gặp tai nạn xe hơi. May mắn là William bé nhỏ đã an toàn. Dây an toàn đã giữ chặt cậu bé bình an trên ghế xe, đến mức cậu bé còn không bị đánh thức khi vụ tai nạn xảy ra.

Theo các chuyên gia an toàn ô tô, nhiều bậc cha mẹ không nhận ra mức độ nguy hiểm khi dây an toàn của con cài không đúng cách. Dây đai lỏng lẻo, không đồng đều, xoắn vặn, vị trí không chính xác, không điều chỉnh dây đai khi bé lớn lên là một trong nhiều sai lầm phổ biến mà cha mẹ hay mắc phải.

Các chuyên gia đã đưa ra những lời khuyên sau đây để cha mẹ có thể cài dây an toàn đúng cách cho con:

1. Vị trí kẹp ngực của dây an toàn là ngang nách bé

Mẹ cứu mạng con trai nhờ phát hiện điểm bất thường qua bức ảnh chồng gửi ảnh 2

Kẹp ngực phải đặt ngang nách bé. (Ảnh minh họa)

Mục đích của kẹp ngực là giữ dây an toàn ở đúng chỗ khi tan nạn xảy ra, nhờ đó mà bé không bị thương. Vị trí thích hợp cho kẹp ngực là ngang nách bé. Nếu kẹp ngực bị đặt quá thấp, nó có thể tác dụng lực quá mạnh vào các phần mềm của cơ thể. Nếu kẹp ngực đặt quá cao (như ngay dưới cằm), nó có thể làm bầm tím cổ bé.

2. Dây đai không được vặn, xoắn

Mẹ cứu mạng con trai nhờ phát hiện điểm bất thường qua bức ảnh chồng gửi ảnh 3

Dây đai không được vặn, xoắn. (Ảnh minh họa)

Dây đai bị xoắn có thể khiến cha mẹ nghĩ rằng dây đai đã được thắt chặt trong khi không phải vậy. Một dây đai xoắn cũng sẽ tạo áp lực nhiều hơn lên cơ thể bé, làm tăng nguy cơ bị thương khi tai nạn xảy ra. Vì vậy các bậc phụ huynh cần chắc chắn rằng dây đai an toàn của con không bị vặn, xoắn.

3. Thắt chặt dây đai đúng cách và đảm bảo chúng đều nhau

Mẹ cứu mạng con trai nhờ phát hiện điểm bất thường qua bức ảnh chồng gửi ảnh 4

Dây đai cần được thắt chặt và đều nhau. (Ảnh minh họa)

Nếu dây đai của dây an toàn quá lỏng, bé có thể văng khỏi ghế xe khi tai nạn xảy ra. Một dây đai đủ chặt là khi mẹ không thể gập được bất cứ đoạn dây thừa nào ở khu vực trên vai của bé. Đảm bảo dây đai được thắt chặt sẽ giúp lực va chạm được phân bổ đều, làm giảm nguy cơ chấn thương. Sau khi điều chỉnh dây đai, đừng quên đặt kẹp ngực đúng vị trí cho bé.

Theo eva.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Lửa cháy đổ dầu thêm

GD&TĐ - Tổng giá trị gói viện trợ mới nhất Mỹ dành cho Ukraine được Hạ viện nước này phê chuẩn hôm 20/4 vừa qua là 60,84 tỷ USD.