Mây nhân tạo kìm hãm biến đổi khí hậu

GD&TĐ - Sắp tới, tại Mỹ, một chương trình khác thường sẽ được khởi động với mục đích kìm hãm thay đổi khí hậu. Tất cả là nhờ các khí cầu được điều khiển từ xa, có khả năng phun ra canxi cacbonat.

Mây nhân tạo kìm hãm biến đổi khí hậu

Báo cáo mới nhất của Liên Hợp Quốc liên quan đến biến đổi khí hậu thể hiện những lo ngại rõ rệt về tình hình khí hậu trên Trái đất. Bốn năm gần đây là những năm nóng nhất trong lịch sử, còn Trái đất “đang trên đường thẳng tiến tới nóng lên toàn cầu”.

Tất cả các chứng cứ cho thấy, tương lai không ổn định với các hiện tượng thời tiết cực đoan, sa mạc hóa gia tăng tại các khu vực khô hạn và tăng cường mưa ở những nơi ẩm ướt. Sức khỏe và sự an toàn của chúng ta sẽ bị đe dọa, còn các loại động vật và thực vật sẽ bị diệt vong. Vậy chúng ta có thể làm được điều gì trước thực trạng này?

Có một ý tưởng được phát triển từ chục năm nay, nhưng chưa được thực hiện – đó là can thiệp khí hậu. Ý tưởng này dựa trên việc làm nguội Trái đất thông qua những đám mây nhân tạo phản xạ ánh sáng Mặt trời, được đưa lên các tầng trên của khí quyển.

Các quan sát từ hiện tượng khí hậu lạnh đi do các vụ phun trào núi lửa, ném một lượng lớn lưu huỳnh dioxit vào tầng bình lưu cho thấy ý tưởng nói trên là tốt. Cho đến nay chưa có thử nghiệm nào về can thiệp khí hậu được tiến hành do kế hoạch vạch ra không sát thực tế. Ví dụ, điều gì xảy ra nếu các phân tử làm suy biến tầng Ôzôn?

Dự án can thiệp khí hậu có tên là Stratospheric Controlled Perturbation Experiment (ScoPEx) của các nhà khoa học ở ĐH Harvard (Mỹ) thực hiện là khá gần với hiện thực.

Chìa khóa dẫn tới thành công của dự án này sẽ là khí cầu điều khiển từ xa với ống chứa hạt và bộ cảm biến hóa học, nhiệt độ và ánh sáng. Các thử nghiệm đầu tiên liên quan đến hai khí cầu, mỗi khí cầu phun khoảng 100 gam canxi cacbonat trên độ cao hơn 20 km trên bầu trời phía Đông Nam nước Mỹ.

Nếu mọi việc diễn ra theo đúng kế hoạch, thí nghiệm sẽ có thể bắt đầu vào giữa năm 2019. Các nhà khoa học tin rằng, các khinh khí cầu phun ra canxi cacbonat có thể cải thiện khí hậu trên toàn thế giới. Để không phạm phải sai lầm, các nhà khoa học sẽ phải thành lập hội đồng cố vấn để đánh giá kế hoạch thực hiện dự án ScoPEx.

Theo Nauka

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Học sinh Trường Tiểu học Lê Đình Chinh (Hải Châu, Đà Nẵng) trang trí cho hoạt động Chúng em cùng chúc Tết. Ảnh: NTCC

Bài tập Tết truyền cảm hứng

GD&TĐ - Thay vì giao bài tập nặng về kiến thức trong dịp nghỉ Tết, nhiều thầy cô đã định hướng HS trải nghiệm phong tục Tết, biết quan tâm giúp đỡ gia đình.

Ảnh minh họa/ITN.

Tránh học tập thụ động với ChatGPT

GD&TĐ - Việc học sinh sử dụng ChatGPT để làm bài một cách thiếu động não, tư duy, bị trí tuệ nhân tạo dẫn dắt, bị mất đi sự tự chủ là đáng lo ngại.