Theo nhận xét, đây sẽ là một bước quan trọng trong quá trình phát triển UAV quân sự, cung cấp cho chúng khả năng tham gia hiệu quả vào các trận chiến trên không và tăng cường khả năng phòng thủ.
AIM-260 còn được gọi là Tên lửa chiến thuật tiên tiến chung (JATM), đang được Lockheed Martin và Raytheon Technologies hợp tác phát triển. Nó được thiết kế để thay thế tên lửa không đối không tầm trung AIM-120 AMRAAM đã lỗi thời và có một số lợi thế so với người tiền nhiệm.
Đặc biệt, AIM-260 cung cấp phạm vi tác chiến xa hơn đáng kể và khả năng cơ động cao thông qua việc sử dụng những công nghệ và vật liệu mới nhất.
Việc tích hợp tên lửa AIM-260 vào UAV sẽ cho phép Không quân Hoa Kỳ mở rộng phạm vi nhiệm vụ mà máy bay không người lái có thể thực hiện, bao gồm tham gia các trận chiến trên không và hộ tống máy bay chiến đấu có người lái.
Điều này sẽ giúp quân đội Mỹ linh hoạt hơn và có cơ hội sử dụng công nghệ máy bay không người lái trong các hoạt động quân sự khác nhau.
Tên lửa AIM-260 sẽ không chỉ được trang bị cho tiêm kích thế hệ 5 như dự kiến ban đầu. |
Giới phân tích cho rằng việc sử dụng tên lửa AIM-260 trên các phương tiện bay không người lái chính là một lợi thế đáng kể cho Không quân Mỹ, trước sự cạnh tranh ngày càng gia tăng từ đối thủ.
Đặc biệt, việc phát triển các hệ thống phòng không mới nhất và biện pháp đối phó của kẻ thù đòi hỏi phải liên tục cải tiến cũng như hiện đại hóa kho vũ khí, và AIM-260 chính là một trong những câu trả lời cho những thách thức này.
Nhà phát triển đang làm việc nghiêm túc để sớm tích hợp tên lửa AIM-260 với máy bay không người lái và sẽ tiến hành các bài thử nghiệm sẽ chứng minh tính hiệu quả và độ tin cậy của chúng.
Ngoài ra nếu quá trình này thành công sẽ là một bước quan trọng trong việc phát triển các công nghệ không người lái và tăng cường khả năng phòng thủ của Không quân Mỹ.
Nhưng do gặp phải một số vấn đề tương đối lớn trong quá trình phát triển vũ khí, cho nên dự án đầy tham vọng nói trên có thể mất nhiều năm.
Trong tương lai, việc trang bị tên lửa AIM-260 sẽ góp phần phát triển và tạo ra các thế hệ máy bay không người lái mới, được thiết kế đặc biệt để tham gia những trận chiến trên không.
Ngược lại, điều này có thể dẫn đến sự thay đổi về bản chất của các cuộc xung đột vũ trang và giảm rủi ro đối với tính mạng phi công, bởi vì một phần nhiệm vụ nguy hiểm sẽ được giao cho các phương tiện bay không người lái.
Tuy nhiên cũng nên tính đến những thách thức và vấn đề có thể xảy ra liên quan đến việc sử dụng phương tiện bay không người lái được trang bị tên lửa AIM-260.
Đặc biệt là khả năng đối phương chiếm quyền điều khiển hệ thống kiểm soát máy bay không người lái, hoặc sai sót trong thuật toán trí tuệ nhân tạo sẽ dẫn đến những hậu quả và tổn thất không mong muốn.
Về vấn đề này, làm việc để cải thiện khả năng bảo vệ cũng như độ tin cậy của máy bay không người lái là một trong những nhiệm vụ chính nhằm sử dụng thành công chúng trên chiến trường tương lai.