Máy bay không người lái FPV tung đòn tấn công xa kỷ lục

GD&TĐ - Khoảng cách 40 km từng được xem là bất khả thi đối với máy bay không người lái FPV, nhưng hiện tại Quân đội Nga đã làm được.

Máy bay không người lái FPV tung đòn tấn công xa kỷ lục

Quân đội Nga đã lần đầu tiên sử dụng máy bay không người lái tấn công FPV ở khoảng cách khoảng 40 km tính từ tiền tuyến, phương thức của Moskva rất khác thường đó là huy động UAV hạng nhẹ Aviamatka làm thiết bị mang FPV.

Cách tiếp cận sáng tạo này mang đến thành công bất ngờ khi vượt qua thành công mọi hệ thống tác chiến điện tử (EW) của Lực lượng Vũ trang Ukraine (AFU), điều này đã được chính báo chí Kyiv xác nhận.

Máy bay Aviamatka được cho là đã thực hiện một số chức năng chính. Ngoài việc đưa những chiếc FPV đến địa điểm tấn công, UAV mẹ còn đảm nhiệm trinh sát trực quan và đóng vai trò trạm điều khiển, cũng như chuyển tiếp liên lạc video tới những người giám sát trong phòng điều hành ở một cự ly đáng kể so với địa điểm tấn công.

Phương pháp sáng tạo trên giúp điều khiển hiệu quả máy bay không người lái FPV từ rất xa và hướng chúng chính xác đến mục tiêu, bất chấp hoạt động của những hệ thống tác chiến điện tử được Ukraine triển khai trên đường đi.

Quân đội Nga tung đòn tấn công đầu tiên bằng máy bay không người lái FPV ở khoảng cách 40 km.

Các nguồn tin Ukraine sau đó đã xác nhận cuộc tấn công, lưu ý rằng việc Nga thực hiện phương thức tác chiến mới đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các đơn vị của họ.

Đặc biệt, báo chí tại Kyiv nhấn mạnh rằng cách làm trên đã “vô hiệu hóa” tính năng của phần lớn hệ thống tác chiến điện tử triển khai dọc đường tiếp xúc, vốn được thiết kế để trấn áp và vô hiệu hóa máy bay không người lái.

Theo Quân đội Ukraine, FPV của Nga có thể tấn công các mục tiêu ở độ sâu 40 km tính từ tiền tuyến, cho thấy một chiến thuật mới đầy hiệu quả trong việc sử dụng máy bay không người lái chiến đấu.

Theo Avia-pro

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Vẫn rất lúng túng mua điện mặt trời

GD&TĐ - Liên quan đến giá mua điện mặt trời mái nhà tự sản tự tiêu dư thừa phát lên lưới, giữa tháng 7 vừa qua, Bộ Công Thương đưa ra hai phương án.