“Mặt trái” của việc khen thưởng con cái quá đà

GD&TĐ - Khen ngợi và treo thưởng có thể thúc đẩy cảm xúc tốt, tạo động lực. Hành động này có thể truyền cảm hứng giúp trẻ hợp tác, kiên trì và chăm chỉ hơn.

Hãy chú trọng đến nỗ lực của con.
Hãy chú trọng đến nỗ lực của con.

Tuy nhiên, ngay cả những đứa trẻ thích được khen cũng có thể gặp tác động tiêu cực. Do đó, phụ huynh cần đảm bảo rằng, việc khen thưởng sẽ có ích và không gây hại cho con

Củng cố hành vi tốt

Ở một số nơi trên thế giới, cha mẹ thường tránh đưa ra lời khen. Họ lo rằng, quá nhiều lời khen sẽ “thổi phồng” cái tôi của trẻ. Song, ngày nay mọi thứ đã khác. Nhiều người tin rằng, khen ngợi là một cách hiệu quả để củng cố hành vi tốt.

Một số nghiên cứu cho thấy, trẻ em có thể hưởng lợi từ những thông điệp vui vẻ.

Một câu cảm thán nhiệt tình (“Ồ!”), hoặc cử chỉ ủng hộ (như đập tay) có thể mang lại cảm xúc tốt. Hành động này cũng có thể thúc đẩy trẻ cố gắng sau khi thất bại.

Bên cạnh đó, nhiều bằng chứng cho thấy, khen ngợi trong quá trình trẻ thực hiện điều gì đó có thể tạo động lực.

Nếu được thực hiện đúng, việc khích lệ có thể truyền cảm hứng cho trẻ tiếp tục đối mặt với các nhiệm vụ đầy thử thách. Trẻ sẽ có niềm tin rằng, con có thể cải thiện bản thân nhờ nỗ lực.

Cũng có những ý kiến cho rằng, khen ngợi hành vi xã hội có thể giúp trẻ phát triển kỹ năng trở thành người tốt. Trong một thử nghiệm trên trẻ sơ sinh từ 13 - 18 tháng tuổi, những trẻ nhận được sự khích lệ sẽ giúp đỡ người khác thường xuyên hơn. Trong khi đó, nhiều bằng chứng cho thấy, trẻ ở độ tuổi mẫu giáo phát triển các kỹ năng xã hội tốt hơn khi được khen có cách cư xử tốt.

Khích lệ đúng cách là yếu tố vô cùng quan trọng
Khích lệ đúng cách là yếu tố vô cùng quan trọng

Cẩn thận với lời khen!

Song, khen ngợi cũng có thể mang lại tác động tiêu cực. Các nghiên cứu cho thấy, một số kiểu khen thực sự có thể làm giảm động lực của con. Tùy vào từng trường hợp, lời khen cũng có thể gây tổn hại đến lòng tự trọng, hoặc khiến trẻ tự ái.

Thậm chí, một số trẻ không thích được khen. Bởi, trẻ ghét sự chú ý, hoặc cảm thấy xấu hổ. Những trẻ như vậy cũng có thể cảm thấy không được trân trọng hoặc không chân thành.

Vậy, làm cách nào để phụ huynh biết rằng mình khen đúng cách? Theo các chuyên gia, hãy nhớ rằng, trẻ em luôn cần sự hỗ trợ và động viên, không chỉ khi chúng hoàn thành một điều gì đó đáng khen.

Khen ngợi có thể mang lại lợi ích, nhưng đó không phải là cách duy nhất để cha mẹ thể hiện sự tán thành, chấp nhận, khuyến khích và yêu thương. Trẻ em cần biết rằng, chúng có sự hỗ trợ này, đặc biệt là vào lúc con cảm thấy mất mát, tức giận hoặc mệt mỏi. Vì vậy, điều quan trọng là cha mẹ tìm cách khuyến khích trẻ khi chúng thất bại, thay vì chỉ lúc thành công.

Bên cạnh đó, cha mẹ cần cẩn thận với những lời khen thiếu chân thành. Bởi, những lời như vậy có thể gây cảm giác tồi tệ. Khi đó, trẻ sẽ nghĩ rằng, cha mẹ cảm thấy có lỗi hoặc đang cố gắng lôi kéo con. Lời khen ngợi không chân thành cũng có thể gửi thông điệp: Cha mẹ không thực sự hiểu con.

Khi con đủ trưởng thành để phân tích niềm tin và động cơ của cha mẹ, chúng có thể nhạy cảm với tác động của những lời khen thiếu chân thành. Đối với nhiều trẻ em, sự thay đổi này xảy ra vào khoảng 4 hoặc 5 tuổi.

Các chuyên gia khuyến cáo, phụ huynh hãy cẩn trọng khi sử dụng lời khen quá mức, như: “Con hoàn hảo! Con vô cùng giỏi trong việc này!”. Ngay cả khi trẻ tin vào câu nói đó, kiểu khen quá đà này có thể dẫn đến rắc rối. Lời khen này vô tình đặt ra một tiêu chuẩn cao với trẻ. Khi đó, con sẽ luôn nghĩ rằng, mình cần làm thế nào để duy trì điều đó?

Khi trẻ lớn hơn, chúng có xu hướng không muốn đánh mất sự đề cao đó từ cha mẹ. Vì vậy, khi gặp một thử thách mới, trẻ có thể sẽ lùi bước. Bởi, con không muốn gặp rủi ro hay thất bại.

Khi theo dõi 120 trẻ em trong độ tuổi đi học, các nhà nghiên cứu đã nhận thấy những xu hướng đáng lo ngại. Theo đó, những đứa trẻ nhận được nhiều lời khen quá đà từ cha mẹ có nhiều khả năng gặp kết quả tâm lý tiêu cực.

Động viên từ nỗ lực của con

Một yếu tố quan trọng khác là cha mẹ cần tránh khen trẻ khi con đạt được thành tích dễ dàng. Đồng thời, hãy khen trẻ vì những điều con có thể kiểm soát, thay vì năng khiếu đặc biệt.

“Con thật thông minh! Con có tài năng!” là kiểu khen không nên nói với trẻ. Theo các nhà khoa học, kiểu khen này có thể phản tác dụng. Nhà khoa học Carol Dweck và các đồng nghiệp đã thực hiện hàng loạt nghiên cứu. Kết quả cho thấy, khi khen ngợi khả năng của trẻ, con sẽ trở nên thận trọng hơn.

Con cũng có thể hiểu rằng, trí thông minh hoặc tài năng là thứ mọi người có hoặc không. Theo nhà khoa học Dweck, tốt hơn hết là phụ huynh nên tránh khen khả năng của những đứa trẻ. Thay vào đó, hãy khen ngợi về những thay đổi rõ ràng của trẻ, như mức độ nỗ lực của con.

Phụ huynh được khuyến cáo, cẩn thận với việc khen ngợi trẻ quá mức khi con làm những việc chúng thích. Bởi, điều đó thực sự có thể làm giảm động lực của chúng.

Các nhà khoa học nhấn mạnh, phụ huynh cần tránh khen và so sánh con với người khác. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, những lời khen so sánh như vậy sẽ nâng cao động lực và sự thích thú của trẻ đối với một nhiệm vụ. Tuy nhiên, thực tế, nếu lợi thế cạnh tranh giảm, trẻ có khả năng mất động lực.

Kết quả từ nghiên cứu được thực hiện bởi Elliot và Dweck chỉ ra rằng, những lời khen này khiến trẻ cảm thấy công việc chỉ thú vị khi cho phép con chứng tỏ mình là người giỏi nhất. Cha mẹ cần nhớ rằng, sự khen ngợi so sánh không giúp trẻ chuẩn bị cho việc đương đầu với thất bại. Thay vì cố gắng học từ sai lầm của mình, những đứa trẻ này phản ứng bằng cách cảm thấy bất lực.

Theo Parenting Science

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ