Mất mạng vì karaoke

GD&TĐ - Mới đây, tại xã Phước Đồng, vùng ngoại ô thành phố Nha Trang (Khánh Hòa) đã xảy ra một vụ giết người mà nguyên nhân vẫn là chuyện hát karaoke làm phiền hàng xóm.

Loa kéo đang bị sử dụng sai mục đích
Loa kéo đang bị sử dụng sai mục đích

Anh Lê Văn Quý, 25 tuổi có thuê phòng trọ cạnh phòng trọ của ông Bùi Nguyễn Quốc Hùng, 53 tuổi. Tối 30/4, Quý đưa người yêu về phòng trọ nhưng nghe nhà bên hát karaoke to quá, Quý sang đề nghị ông Hùng vặn nhỏ âm lượng nhưng ông Hùng không đáp ứng yêu cầu “chính đáng” ấy. Bực mình vì tiếng ồn, sẵn trong người có tí cồn sau cuộc nhậu, Quý mang dao sang và đâm ông Hùng chết ngay tại chỗ.

Cả thủ phạm lẫn nạn nhân đều là những người lao động nghèo, quê tận huyện Vạn Ninh phía Bắc tỉnh Khánh Hòa, vào Nha Trang làm thuê kiếm sống qua ngày. Họ thuê phòng trọ và thành hàng xóm của nhau. Nhiều phòng trọ chỉ cách nhau một tấm cót ép, thở mạnh bên này, bên kia cũng nghe, huống là hát karaoke với âm lượng lớn. Đoạt mạng người khác chỉ vì tiếng ồn thì đáng lên án, song gây phiền hà hàng xóm, không tôn trọng người khác, thậm chí “khủng bố” bạn láng giềng bằng âm thanh quá cỡ từ loa kẹo kéo còn đáng lên án hơn. Câu chuyện trên đây không phải là hi hữu. Mới năm gần đây thôi, ở quận Tân Bình, TPHCM cũng đã xảy ra án mạng chỉ vì hát karaoke gây ồn ào, làm phiền hàng xóm.

Luật có quy định là nghiêm cấm hát karaoke gây ồn ào từ 10 giờ đêm hôm trước đến 6 giờ sáng hôm sau. Nếu vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng. Quy định thời gian không được gây ồn ào như trên, vô tình khuyến khích người hát karaoke mà không ngại làm phiền hàng xóm. Người già, người đau bệnh, trẻ con học bài rất cần sự yên tĩnh trong khoảng thời gian sau bữa cơm tối. Hát đến 10 giờ đêm thì người già không thể nghỉ ngơi và trẻ con chỉ còn biết chơi game chứ làm sao học bài trong tiếng ồn ào huyên náo từ giàn âm thanh karaoke của hàng xóm cho được?

Sau một khoảng thời gian lao động mệt nhọc, làm một vài bản karaoke, kể ra thì cũng giảm chút căng thẳng đấy. Nhưng “giải mỏi” bằng rượu gạo cộng với âm thanh của loa kẹo kéo hết ngày đến đêm thì hàng xóm sẽ mệt mỏi thêm. Giá tiền của bộ karaoke càng giảm thì ô nhiễm tiếng ồn càng tăng, tình làng nghĩa xóm theo đó cũng sứt mẻ nhiều hơn. Không chỉ ở thành phố mà nông thôn cũng đang tràn ngập karaoke gia đình. Ai cũng có thể trở thành “ca sĩ” nếu sắm được giàn âm thanh karaoke. Vì vậy, ai cũng có thể gây náo loạn làng quê bằng việc hát karaoke của mình. Đám cưới hát karaoke đã đành, tiệc sinh nhật cũng hát, rồi đám giỗ, lễ khánh thành nhà… đều hát karaoke. Chỉ cần có một cái cớ nào đó là cứ thế hát, hết ngày dài đến đêm thâu, bất chấp sự phiền lòng của người khác.

Luật có quy định là nghiêm cấm hát karaoke gây ồn ào từ 10 giờ đêm hôm trước đến 6 giờ sáng hôm sau. Nếu vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng. Quy định thời gian không được gây ồn ào như trên, vô tình khuyến khích người hát karaoke mà không ngại làm phiền hàng xóm. Người già, người đau bệnh, trẻ con học bài rất cần sự yên tĩnh trong khoảng thời gian sau bữa cơm tối. Hát đến 10 giờ đêm thì người già không thể nghỉ ngơi và trẻ con chỉ còn biết chơi game chứ làm sao học bài trong tiếng ồn ào huyên náo từ giàn âm thanh karaoke của hàng xóm cho được? Rồi mức phạt như thế thì quá “tượng trưng”, đâu đủ sức răn đe những người chuyên gây ồn ào bằng karaoke! Một khi chế tài từ các quy định của luật không đủ sức để ngăn chặn các hành vi như hát karaoke gây tiếng ồn thì “luật rừng” sẽ làm thay. Vụ đâm nhau ở Nha Trang mới đây là một ví dụ.

Luật là do con người đặt ra để cả xã hội phải tuân thủ theo đó mà sống. Vì vậy, thấy luật mà lạc hậu thì những người ban hành luật cũng nên sửa đổi bổ sung cho phù hợp với thực tế đang diễn ra. Hát karaoke là quyền tự do của mỗi người nhưng hát phải có chỗ, tuyệt đối không được làm phiền hàng xóm thì quyền tự do ấy mới được luật pháp tôn trọng vậy.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Bên trong căn hầm tái hiện hoạt động in ấn tài liệu, truyền đơn của Hội ủng hộ Vệ quốc đoàn trong những năm kháng chiến.

Hầm in tài liệu bí mật giữa lòng Sài Gòn

GD&TĐ - Nằm trong con hẻm nhỏ ở đường Ngô Gia Tự, Quận 10, TPHCM, cơ sở in ấn của Hội ủng hộ Vệ quốc đoàn năm 1954 là nơi in cả nghìn ấn bản phục vụ cách mạng.