Mất bao lâu để đến với Trái đất phiên bản 2.0?

Kepler-452b có nhiệt độ ấm áp, có nước và có thể tồn tại sinh vật trên đó. Tuy nhiên, nếu xuất phát từ Trái đất, sẽ phải mất 1.400 năm ánh sáng để đến nơi.

Mất bao lâu để đến với Trái đất phiên bản 2.0?

NASA công bố đã phát hiện ra một hành tinh trông gần giống với Trái đất, được bao quanh bởi một ngôi sao giống như mặt trời của chúng ta.

Hành tinh được phát hiện bởi kính thiên văn Kepler có tên gọi Kepler-452b. Nơi đây có nước, nhiệt độ thích hợp để tồn tại, kích thước lớn hơn khoảng 60% so với Trái đất. 

Các nhà khoa học cho rằng, Kepler-452b có bầu khí quyển hơi dày hơn so với Trái đất, có lẽ có núi lửa hoạt động, nhưng chưa rõ liệu tồn tại sự sống trên đó hay không.

Một năm trên Kepler-452 kéo dài 385 ngày, nhiều hơn 20 ngày so với một năm trên Trái đất. Khoảng cách giữa hành tinh này với Trái đất khoảng 1.400 năm ánh sáng, nằm trong chòm sao Cygnus, thuộc dải thiên hà Milky Wat, có tuổi thọ 6 tỷ năm tuổi, cao hơn so với Trái đất chúng ta đang sống chỉ có 1,5 tỷ năm tuổi, nhưng nhiệt độ và khối lượng gần như tương đồng.

Có một sự khác biệt, đó là hành tinh mới có lực hấp dẫn gần gấp đôi so với trên Trái đất. Mặc dù vậy, Jon Jenkins, nhà phân tích dữ liệu Kepler của NASA cho rằng, con người (nếu tồn tại) trên hành tinh này có lẽ cần mức trọng lượng khác với con người trên Trái đất để có thể tồn tại.

Trong những năm gần đây, kính thiên văn Kepler đã giúp chúng ta vẽ ra một bức tranh hoàn chỉnh hơn về vũ trụ, từ đó phát hiện ra nhiều hành tinh nằm rải rác xung quanh hành trái đất của chúng ta.

Trong số hàng trăm hành tinh được phát hiện, Kepler cũng đã phát hiện ra một số hành tinh khác có kích thước gần giống với Trái đất, và quay xung quanh một ngôi sao riêng, trong số đó có đến 9 ngôi sao có quỹ đạo tương tự như Mặt trời của chúng ta.

Mất bao lâu để đến với hành tinh mới?

Kepler-452b có nhiệt độ ấm áp, có nước và có thể tồn tại sinh vật trên đó. Tuy nhiên, nếu xuất phát từ Trái đất, sẽ phải mất 1.400 năm ánh sáng để đến nơi.

Một năm ánh sáng là khoảng cách mà một chùm ánh sáng có thể truyền đến trong một năm. Ánh sáng truyền đi ở tốc độ 670 triệu dặm một giờ (mph), tương đương hơn 1 tỷ km/h. Ánh sáng từ Mặt trời truyền đến Trái đất mất khoảng 8 phút, do đó khoảng cách giữa Kepler-452b đến Trái đất là rất xa.

Tàu vũ trụ nhanh nhất hiện nay là New Horizon của NASA, được biết đến với những hình ảnh thu được từ hành tinh Pluto gần đây, có tốc độ di chuyển 36.373 mph, tương đương khoảng 58.535 km/h. 

Như vậy, nếu tàu vũ trụ như vậy chở con người du lịch đến Kepler-452b, sẽ phải mất khoảng 25,8 triệu năm để đạt được điều đó. Và cần nhớ rằng, con người nguyên thủy chỉ bắt đầu hình thành khoảng 2,5 triệu năm trước.

Do đó, nếu muốn đặt vé du lịch đến phiên bản Trái đất thế hệ thứ 2, hãy chờ đến khi tốc độ tàu vũ trụ được nâng lên gấp nhiều lần so với New Horizon.

Theo xahoithongtin.com.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ