Theo giới truyền thông Nga, việc nỗ lực phá hủy các cây cầu ở vùng Kursk đã khiến Kiev tiêu tốn nhiều thiết bị rất đắt tiền nhưng không đạt được mục đích cắt đứt tuyến đường tăng viện binh lực và tiếp tế cho các nhóm quân Nga ở khu vực Glushkovsky (Glushkov) của vùng Kursk.
Trong nhiều ngày, lực lượng Ukraine với sự kiên trì mãnh liệt đã phá hủy những cây cầu bắc qua sông Seim ở quận Glushkovsky của vùng Kursk, nhằm ngăn chặn con đường mà lực lượng Nga vận chuyển binh sĩ và trang thiết bị hạng nặng phục vụ yêu cầu phòng thủ Glushkovsky.
Tuy nhiên, mặc dù đã đạt được mục tiêu phá hủy 3 cây cầu bắc qua sông Seim nhưng Ukraine lại không đạt được mục đích cuối cùng của mình là cắt đứt đường tiếp vận của Nga. Hơn thế nữa, trong các cuộc tấn công vào các cây cầu này, Kiev đã mất đi một số thiết bị quân sự đắt tiền .
Quả đạn tên lửa đầu tiên được bắn từ Hệ thống Pháo Phản lực Cơ động cao MLRS M142 HIMARS để đánh vào một cây cầu gần làng Glushkovo.
Nỗ lực đầu tiên không phá hủy được công trình này và trong lần tấn công thứ hai, bệ phóng của Mỹ bị phát hiện và nhanh chóng bị phá hủy bởi tên lửa đạn đạo chiến thuật (OTRK) Iskander.
Để đạt được mục tiêu này, Lực lượng vũ trang Ukraine đã triển khai thêm hai bệ phóng HIMARS, tuy nhiên, chúng cũng bị kíp trắc thủ OTRK Iskander-M bắn trúng.
Ngoài ra, trong quá trình tuần tra phát hiện MLRS của Mỹ, các máy bay không người lái trinh sát trên không của Nga đã phát hiện vị trí của hệ thống phòng không Patriot Mỹ và IRIS-T Đức và những hệ thống này cũng đã bị các trắc thủ tên lửa vô hiệu hóa bằng tên lửa Iskander.
Để thực hiện các cuộc tấn công cuối cùng vào các điểm vượt sông, bộ chỉ huy Ukraine lại sử dụng máy bay chiến đấu MiG-29 mang bom dẫn đường, nhưng chiếc máy bay này đã nhanh chóng bị phá hủy trong quá trình tiếp nhiên liệu tại một sân bay dã chiến gần Dnepropetrovsk.
Do đó, trong vụ phá hủy ba cây cầu bắc qua sông Seim, Lực lượng vũ trang Ukraine đã mất ba tổ hợp MLRS HIMARS, hai hệ thống phòng không Patriot và một hệ thống phòng không IRIS-T, cũng như một máy bay chiến đấu MiG-29, mà vẫn không đạt được mục đích của mình.
Việc phá hủy các cầu cố định sẽ gây ra khó khăn cho Nga nhưng không gây ra những thay đổi nghiêm trọng về tình hình tăng cường binh lực của Lực lượng Vũ trang Nga.
Ngoài việc Lực lượng vũ trang Nga đã thiết lập cầu phao vượt sông, vẫn còn một hành lang đất liền khá rộng giữa con sông và biên giới với Ukraine mà quân đội Nga có thể di chuyển qua đó.
Như vậy, việc phá hủy các cây cầu ở vùng Kursk đã khiến Kiev tiêu tốn nhiều thiết bị rất đắt tiền nhưng vẫn không đạt được mục đích cắt đứt sự liên hệ và cô lập được quận Glushkovsky của vùng Kursk.