Mảnh vỡ tàu thăm dò sao Kim sắp rơi xuống Trái đất

GD&TĐ - Chẳng bao lâu nữa, một mảnh vỡ tàu vũ trụ Kosmos 482 từ thời Liên Xô sẽ rơi xuống Trái đất. Ngày 31/3/1972, con tàu này được phóng vào vũ trụ với mục đích thăm dò sao Kim. Đây là phiên bản “sinh đôi” với tàu Verner 8 (Tàu Verner 8 đã đáp xuống bề mặt sao Kim vào tháng 7/1972).  

Mảnh vỡ tàu thăm dò sao Kim sắp rơi xuống Trái đất

Việc phóng tàu Kosmos 482 thuộc giai đoạn khám phá sao Kim tiếp theo của Liên Xô lúc bấy giờ. Thật tiếc, ngay sau khi khởi hành, tên lửa với nhiệm vụ đưa con tàu lên quỹ đạo đã bị hỏng. Vì thế, những mảnh vỡ của tàu Kosmos 482 trở thành rác vũ trụ - một số mảnh đã nhanh chóng rơi vào khí quyển Trái đất và bốc cháy; những mảnh còn lại quay trên quỹ đạo Trái đất cho đến ngày nay.

Một phần của con tàu có thể rơi xuống Trái đất trong năm nay là mối nguy hiểm, bởi nó nặng gần nửa tấn và có các tấm chắn nhiệt. Điều đó có nghĩa là nó có thể không cháy hết khi đi vào khí quyển.

Vậy điều gì có thể xảy ra sau đó? Hiện chưa ai biết rõ. Con tàu đã được thiết kế để có thể quay trở lại Trái đất, vì vậy theo kịch bản ban đầu, sau khi bay vào khí quyển, con tàu phải mở các dù hãm ra. Tuy nhiên, các tấm pin động cơ khởi động quá trình mở dù dường như đã cạn kiệt năng lượng…

Nhiều người đang chờ đợi Kosmos 482 “trở về”. Các nhà khoa học rất muốn biết sau gần 50 năm bay trên quỹ đạo, mảnh vỡ con tàu ở trong tình trạng ra sao. Cũng xuất hiện các đồn đoán về thời gian mảnh vỡ này rơi xuống đất. Tất cả phụ thuộc vào việc nó bị phá hủy như thế nào dưới tác động của ánh sáng Mặt trời. Có lẽ Kosmos 482 sẽ rơi vào khí quyển vào khoảng cuối năm 2019.

Hiện giờ, mảnh vỡ tàu Kosmos 482 đang ở trên quỹ đạo có điểm gần Trái đất nhất là 200 km, xa nhất là 2.735 km; di chuyển với vận tốc khoảng 11.000 km/h.

Theo Nauka

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Học sinh Trường Tiểu học Lê Đình Chinh (Hải Châu, Đà Nẵng) trang trí cho hoạt động Chúng em cùng chúc Tết. Ảnh: NTCC

Bài tập Tết truyền cảm hứng

GD&TĐ - Thay vì giao bài tập nặng về kiến thức trong dịp nghỉ Tết, nhiều thầy cô đã định hướng HS trải nghiệm phong tục Tết, biết quan tâm giúp đỡ gia đình.

Ảnh minh họa/ITN.

Tránh học tập thụ động với ChatGPT

GD&TĐ - Việc học sinh sử dụng ChatGPT để làm bài một cách thiếu động não, tư duy, bị trí tuệ nhân tạo dẫn dắt, bị mất đi sự tự chủ là đáng lo ngại.