Mang thịt, hoa quả vào Nhật Bản du khách có thể bị phạt 3 năm tù hoặc 200 triệu đồng

Thịt lợn, các chế phẩm làm từ thịt, các loại trái cây thực phẩm bị cấm, đều là những món đồ không được mang tới Nhật Bản.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
Thời gian gần đây, Nhật Bản khá gắt gao trong việc kiểm tra hành lí khi nhập cảnh, đặc biệt là hoa quả, thực phẩm.

Vi phạm có thể bị phạt tới 200 triệu đồng hoặc bị phạt tù đến 3 năm

Theo công văn Tổng cục Du lịch cho biết ngày 23-7 đã xảy ra vụ việc một công dân Việt Nam bị bắt do vi phạm quy định kiểm dịch động vật khi nhập cảnh Nhật Bản. Bởi theo Luật bảo vệ động vật và thực vật của Nhật Bản, nhiều mặt hàng thực phẩm của nước ngoài khi mang vào Nhật Bản phải tuân thủ các thủ tục về kiểm dịch và các quy định nhập cảnh.

Theo đó trong trường hợp vi phạm có thể bị phạt tới 1 triệu yên Nhật (200 triệu đồng) hoặc bị phạt tù đến 3 năm.

Để tránh những sự cố xảy ra khi đưa khách đi du lịch Nhật Bản, Tổng cục Du lịch đề nghị các sở du lịch, sở văn hóa, thể thao khuyến cáo du khách không mang thực phẩm tươi sống, thực vật như hoa quả, rau bằng đường hàng không theo hình thức xách tay.

 Hải quan Nhật kiểm tra rất nghiêm ngặt.

Hải quan Nhật kiểm tra rất nghiêm ngặt.

Muốn mang theo phải có giấy chứng nhận kiểm dịch

Cơ quan Xúc tiến du lịch Nhật Bản (JNTO) cho biết nhiều quốc gia đang xuất hiện các bệnh về gia súc gia cầm, vì vậy hầu hết sản phẩm có nguồn gốc động vật, bao gồm sản phẩm thịt, đều không thể đưa vào Nhật Bản.

Trường hợp du khách muốn mang những món đồ này phải thực hiện đúng quy định, hàng hóa phải có giấy chứng nhận kiểm dịch do Chính phủ Việt Nam cấp đối với những mặt hàng bắt buộc theo quy định của Nhật Bản.

Tiếp đó, hàng hóa phải tuân thủ quy trình và thủ tục kiểm dịch theo quy định của Nhật Bản.

Hồi tháng 4/2019, Nhật Bản đã thông báo tăng cường xử phạt du khách, người nhập cảnh vào nước này mang theo sản phẩm thịt. Theo đó, các hình phạt cho hành vi vi phạm quy định của nước này sẽ được áp dụng nghiêm ngặt hơn. 

 Đã có một công dân Việt Nam bị bắt do vi phạm quy định kiểm dịch động vật khi nhập cảnh Nhật Bản.

Đã có một công dân Việt Nam bị bắt do vi phạm quy định kiểm dịch động vật khi nhập cảnh Nhật Bản.

Quy định cũng nhấn mạnh những sản phẩm bị cấm - ngừng nhập khẩu và những sản phẩm không có giấy chứng nhận kiểm tra dù được đóng gói trong túi hút chân không cũng không thể đưa vào Nhật Bản.

Cơ quan kiểm dịch thú y nước này cũng khuyến cáo du khách chú ý thành phần của các thực phẩm sấy khô ăn sẵn để không vi phạm quy định mới.

Để có chuyến du lịch thuận lợi và ý nghĩa và tránh những phiền phức không đáng có trong khi làm thủ tục nhập cảnh, bạn nên cân nhắc và tuân thủ những quy định của nước sở tại.

1. Thực phẩm bị cấm gồm:

Động vật móng guốc như bò, lợn, dê, cừu…

Gia cầm như gà, vịt, ngỗng, chim cút, gà tây…

Trứng và những những loại có vỏ, kể cả trứng vịt lộn.

Thịt, nội tạng động vật ở dạng nguyên liệu, đông lạnh hay chế biến.

Sữa tươi và sản phẩm từ sữa, trừ sữa cho trẻ sơ sinh đi cùng.

2. Các loại trái cây, thực vật bị cấm

Xoài, măng cụt, ổi, vải thiều, hầu hết các trái cây và rau quả thuộc họ cam quýt, những lãnh thổ có loài ruồi giấm Địa Trung Hải, ruồi đục trái từ châu Âu, châu Phi, Trung Mỹ, Nam Mỹ, Australia, Trung Đông và Đông Nam Á.

Khoai lang đến từ các quốc gia và khu vực như Châu Á, Châu Phi, Hawaii, Australia và Châu Phi.

Những du khách có ý định mang các loại trái cây nêu trên với mục đích làm quà tặng, cũng không được phép nhập cảnh vào Nhật Bản.

Một số loại thực vật cũng không được mang vào Nhật vì có thể chứa sâu bệnh. Muốn nhập cảnh, du khách cần khai báo tại trạm kiểm dịch thực vật.

3. Các mặt hàng nhái

Những món hàng nhái thương hiệu, vi phạm sở hữu trí tuệ, khi mang vào Nhật Bản bị coi là bất hợp pháp.

Theo quy định luật pháp Nhật Bản, những sản phẩm trên không chỉ cản trở sự tăng trưởng công nghiệp của nước sở tại, còn có khả năng cung cấp tài nguyên buôn lậu cho các nhóm tội phạm. Bởi vậy, hải quan Nhật quy định rất chặt chẽ.

4. Chó, mèo

Khi mang theo chó hay mèo cưng, thú cưng tới Nhật, cần kiểm tra bệnh dại và bệnh  leptospirosis (chỉ dành cho chó). Chó mèo nếu đáp ứng yêu cầu kiểm tra sẽ được nhập cảnh, nếu không, chúng sẽ bị giữ tại Trạm kiểm dịch động vật trong vòng tối đa 180 ngày.

Theo yan.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhu cầu tuyển dụng lao động vào dịp cuối năm luôn “nóng” tại các doanh nghiệp. Ảnh minh họa: INT

Doanh nghiệp 'khát' lao động

GD&TĐ - Những tháng cuối năm luôn là thời điểm sôi động nhất của thị trường lao động, bởi hầu hết các doanh nghiệp phải chạy đua với thời gian

Minh họa/INT

Thưởng Tết - động lực để cống hiến

GD&TĐ - Ý nghĩa của thưởng Tết dù ít hay nhiều nhằm ghi nhận công lao, đóng góp của người lao động, đồng thời chính là thành quả mà người lao động tạo ra...