Mang củ lạ “dúi” trên đất núi, 1 năm sau quay lên đào bán ra tiền

Từ khi giống nghệ đỏ được Tổng đội Thanh niên Xung phong 9 (TĐTNXP 9) đưa về trồng tại xã biên giới Tam Hợp, huyện Tương Dương (Nghệ An), hàng trăm hộ nông dân nơi đây đã có cuộc sống ổn định, thu nhập bình quân đầu người đạt từ 60 triệu đến 70 triệu đồng/năm. 

Cán bộ của Tổng đội Thanh niên Xung phong 9 hướng dẫn bà con chăm sóc cây nghệ đỏ. Ảnh: Cảnh Thắng.
Cán bộ của Tổng đội Thanh niên Xung phong 9 hướng dẫn bà con chăm sóc cây nghệ đỏ. Ảnh: Cảnh Thắng.

Nghệ đỏ là cây trồng mới lạ giúp dân ở đâu có thu nhập tốt hơn...

Trồng cây nghệ đỏ trên núi

Trao đổi với Dân Việt, ông Lê Hồng Thái - Bí thư Đảng ủy xã Tam Hợp, huyện Tương Dương (Nghệ An) tâm sự: Xã Tam Hợp là xã nghèo, thuộc vùng biên giới của huyện Tương Dương (Nghệ An). Người dân sinh sống ở đây là bà con dân tộc thuộc các tộc Thái, Mông, Tày Pong.

Những năm trước đây, do đường xá đi lại khó khăn, nên người dân trong xã chủ yếu sống bằng nghề trồng rừng và hái lượm, ít giao thương nên cuộc sống nghèo vẫn hoàn nghèo.   

Từ năm 2016, cây nghệ đỏ được lãnh đạo UBND huyện Tương Dương đưa vào trồng thử nghiệm tại xã biên giới Tam Hợp. Ban đầu chỉ có 25 hộ tham gia trồng, nguyên nhân là do người dân vẫn còn hoài nghi về tỷ lệ thành công của loại cây dược liệu này.

Tuy nhiên, sau khi thu hoạch cho năng suất cao, lại dễ trồng nên đến nay toàn xã Tam Hợp đã có hơn 200 hộ dân tham gia trồng nghệ đỏ với tổng diện tích hơn 20 ha.

Trao đổi với Dân Việt, anh Vừ Giồng Chò, người trồng nghệ đỏ đầu tiên ở bản Huồi Sơn, xã Tam Hợp (huyện Tương Dương, Nghệ An) cho hay: "Lúc đưa giống nghệ đỏ vào trồng tại xã, tôi và một số người dân mạnh dạn nhận khoán và trồng giống cây này. Mấy năm nay cây nghệ giống phát triển tốt, có năng suất cao, củ nhiều lại được bao tiêu đầu ra nên cũng phấn khởi lắm.

Hàng năm gia đình tôi cũng thu nhập khoảng 100 triệu đồng tiền bán nghệ, đủ trang trải cuộc sống và nuôi con ăn học...".

“Trồng cây nghệ này thì dễ hơn trồng lúa, bởi phải trồng trên rẫy, khó chăm sóc lại cho năng suất thấp, còn cây nghệ đỏ này khi trồng dễ chăm sóc hơn, lại có đầu ra ổn định nên tôi cũng mừng lắm. Từ đầu năm đến giờ gia đình cũng thu được hơn 1 ha, thu về số tiền cũng kha khá rồi. Tôi đang dự tính sang năm mở rộng diện tích, nhưng đang lo lắng đầu ra đây”, anh Chò cho biết thêm.

mang cu la "dui" tren dat nui, 1 nam sau quay len dao ban ra tien hinh anh 2

Người dân xã biên giới Tam Hợp, huyện Tương Dương (Nghệ An) thu hoạch củ nghệ đỏ cho năng suất cao. Ảnh: Cảnh Thắng.

Được biết, bản Huồi Sơn là bản đầu tiên trồng thử nghiệm cây nghệ đỏ, đồng thời đây cũng là đơn vị có diện tích và số hộ dân tham gia trồng loại cây dược liệu này nhiều nhất xã Tam Hợp, với 63 hộ diện tích trên 10ha.

Do đã có kinh nghiệm và học hỏi được kỹ thuật nên người dân bản Huồi Sơn thu được gần 500 tấn củ nghệ đỏ trên 10 ha diện tích. Với giá bán 4.000 nghìn đồng/1kg nghệ tươi, nhiều hộ gia đình ở Huồi Sơn có thu nhập hàng chục triệu đồng.

Giống cây chủ lực, giúp dân xóa đói giảm nghèo

Trong khi đó, già làng Moong Văn Già ở bản Huồi Sơn cho hay: “Từ khi đưa giống nghệ đỏ vào trồng trên vùng đất Tam Hợp, nhiều gia đình nơi đây trở nên khấm khá, thoát nghèo. Khi người dân chúng tôi thu hoạch đến đâu thì Tổng đội Thanh niên Xung phòng 9 (TĐ TNXP 9) bao tiêu thu mua đến đó.

Năm nay cả bản Huồi Sơn phấn khởi lắm, nghệ đỏ trồng được nhiều củ, có nhà thu được 100 triệu từ cây nghệ, còn cứ bình quân thu hoạch từ 30 triệu đến 50 triệu/hộ thì nhiều lắm.

Do những đặc tính phù hợp của cây nghệ đỏ với đất, khí hậu, thổ nhưỡng nơi đây, cùng sự quan tâm giúp đỡ của TĐ TNXP 9 trong việc hướng dẫn kỹ thuật, cung cấp giống trồng, bao tiêu sản phẩm, tìm đầu ra cho người dân.

Hiện nay, cây nghệ đỏ là giống cây trồng chủ lực trên địa bàn xã Tam Hợp. Vụ nghệ vừa qua, tại 3 bản trồng cây nghệ ở xã Tam Hợp có sản lượng trung bình 800 -900 tấn/20ha diện tích.

mang cu la "dui" tren dat nui, 1 nam sau quay len dao ban ra tien hinh anh 3

Người dân vui mừng vì trồng giống nghệ đỏ cho năng suất cao. Ảnh: Cảnh Thắng.

Trao đổi với Dân Việt, ông Vương Trung Uý – Tổng đội trưởng ĐTNXP 9 Tam Hợp, huyện Tương Dương cho hay: “Thấy bà con nơi đây luôn gặp khó khăn trong việc chọn giống cây trồng chủ lực, năm 2015 anh em tổng đội vào tận Đắk Lắk để chọn giống, sau đó phát cho bà con trồng thử nghiệm.

Năm đầu tiên chúng tôi nhận thấy loại cây này thích hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhượng và trình độ canh tác của bà con nơi đây. Nó là cây dễ tính, bà con chỉ phải bỏ công làm cỏ khoảng 3 lần trên một vụ đến khi cây nghệ lớn tán phủ kín đất là được, không cần phải bón phân hay dùng thuốc phòng trừ sâu bệnh gì".

mang cu la "dui" tren dat nui, 1 nam sau quay len dao ban ra tien hinh anh 4

Tổng đội Thanh niên xung phong 9, xã Tam Hợp thu mua nghệ và chế biến tinh bột nghệ đỏ. Ảnh: Cảnh Thắng.

“Nói chung trồng cây nghệ bà con không phải đầu tư một cái gì chỉ bỏ công ra chăm sóc, đến như giống năm đầu tổng đội hỗ trỡ 100% đến năm thứ 2 hỗ trỡ 50%, các năm kế tiếp bà con chỉ cần để lại củ chúa để trồng cho vụ kế tiếp.

Để cây nghệ là một cây chủ lực trong việc xóa đói giảm nghèo chúng tôi thực hiện việc ký cam kết bao tiêu sản phẩm theo giá thị trường...", ông Vương Trung Úy nói.

Tuy nhiên, theo ông Vương Trung Úy, những hộ trồng cây nghệ cũng phải cam kết không dùng thuốc diệt cỏ để làm cỏ, không tham gia khai thác lâm sản và săn bắt thú rừng. Tổng đội phối hợp với chính quyền địa phương, bộ đội Biên phòng và Kiểm lâm kiểm tra, giám sát, nếu phát hiện hộ nào vi phạm chúng tôi sẽ từ chối thu mua nghệ...

Được biết cây nghệ là cây dược liệu quý, thời gian trồng và thu hoạch trong một năm, rất thích hợp với bà con dân tộc người Mông ở bản Huôi Sơn và Phà Lòi.

Để bà con yên tâm sản xuất và gắn bó lâu dài với giống cây trồng chủ lực này, TĐ TNXP 9 cũng đã đầu tư xưởng chế biến tinh bột nghệ tại địa phương.

Tuy nhiên để sản phẩm tinh bột nghệ sạch có nguồn gốc 100%  từ thành phần thiên nhiên (70% nghệ đỏ + 30% mật ong rừng) đến với người tiêu dụng là cả một chặng đường dài.

mang cu la "dui" tren dat nui, 1 nam sau quay len dao ban ra tien hinh anh 5

Sản phẩm tinh bột nghệ đỏ sau khi được chế biến. Ảnh: Cảnh Thắng.

Trao đổi với Dân Việt, ông Lê Hồng Thái - Bí thư Đảng ủy xã Tam Hợp, huyện Tương Dương (Nghệ An) cho hay: “Với năng suất đạt từ 40-45 tấn/ha, cây nghệ đã mang lại thu nhập hơn 3 tỷ đồng cho bà con nơi đây trong 2 năm qua.

Từ hiệu quả kinh tế mang lại, tình hình an ninh trật tự, quốc phòng trên địa bàn có những chuyển biến tốt đẹp. Trước đây xã Tam Hợp là địa bàn rất phức tạp về giao thông, và điểm nóng về đói nghèo, phức tạp tôn giáo, nạn phá rừng trái phép, nên tìm kiếm được cây trồng phù hợp, được nhân dân đồng thuận như vậy là điều mà chúng tôi loay hoay tìm kiếm trong nhiều năm...”.

Được biết, những năm gần đây cây nghệ đỏ trở thành cây chủ lực giúp người dân xã Tam Hợp, huyện Tương Dương (Nghệ An) xóa đói, giảm nghèo làm giàu trên chính mảnh đất quê hương của mình.

Theo Danviet

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Tiền đạo Tottenham lên chức bố

Tiền đạo Tottenham lên chức bố

GD&TĐ - Tiền đạo Richarlison của Tottenham và tuyển Brazil vừa thông báo anh sắp được làm bố khi bạn gái Amanda Araujo đang mang thai.