Malaysia: Cân nhắc tiếp tục phương pháp giảng dạy trực tuyến

Malaysia: Cân nhắc tiếp tục phương pháp giảng dạy trực tuyến

Bộ trưởng Giáo dục Malaysia - ông Mohd Radzi Md Jidin nhận định, sẽ có không ít thách thức khi các trường mở cửa trở lại sau lệnh hạn chế đi lại. Một trong số đó là bảo đảm sự giãn cách giữa các HS trong khuôn viên trường học và trong lớp học.

Bộ trưởng GD Malaysia nhấn mạnh, do sự xuất hiện của hàng loạt tin giả trên các phương tiện truyền thông xã hội, Bộ GD thông báo trước 2 tuần nếu quyết định cho các trường hoạt động trở lại.

Theo kế hoạch, mỗi lớp sẽ chỉ được phép có tối đa 17 người học dù là bất kỳ thời điểm nào. Trước đó, thông thường, mỗi lớp học sẽ bao gồm 35 HS trở lên. Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh buộc các nhà chức trách thay đổi phương án và quyết định chia đôi lớp học.

“Mỗi lớp có thể bao gồm nhiều nhất là 16 hoặc 17 người học. Tuy nhiên, các lớp học có diện tích rộng có thể có 20 HS”, Bộ trưởng Mohd Radzi Md Jidin nói.

Cũng theo Bộ trưởng GD Malaysia, sức khỏe và sự an toàn của người học sẽ luôn được đặt lên hàng đầu. Do đó, căng tin các trường sẽ bảo đảm luôn có thực phẩm đóng hộp để HS mang đi, thay vì ngồi lại. Bộ GD nước này cũng đang cân nhắc một số lựa chọn để bảo đảm an toàn cho HS khi các em đi học trở lại. Ngoài ra, quy trình vận hành tiêu chuẩn (SOP) dành cho HS cũng sẽ được tiến hành.

Các HS từ 16 - 19 tuổi sẽ là những người đầu tiên đi học trở lại, bởi họ chiếm số lượng nhỏ hơn so với những lứa HS khác. “Do đó, dễ dàng hơn trong việc kiểm soát và giám sát các em, nhằm bảo đảm SOP phù hợp và có thể được thực hiện tốt. Giáo viên sẽ phải đảm nhận vai trò là người thực thi SOP”, Bộ trưởng GD Malaysia nói thêm.

Ông Mohd Radzi Md Jidin cho biết, các bộ sẽ thường xuyên cung cấp hướng dẫn và hỗ trợ cho giáo viên. Bên cạnh đó, người học được tạo không gian và cơ hội để hoàn thành đề cương ôn thi.

Bộ trưởng GD Malaysia nhận định, lệnh hạn chế đi lại đã khiến các nhà chức trách nhận ra tầm quan trọng của thiết bị điện tử để học tập tại nhà hiệu quả. Do đó, Bộ GD nước này đang xem xét cách tốt nhất để bảo đảm rằng, không HS nào bị bỏ lại phía sau về GD và công nghệ.

“Khi Covid-19 chưa bùng phát, phương pháp học trực tuyến đều được thực hiện tại các trường học. Do đó, HS có thể sử dụng Internet và các thiết bị điện tử do trường cung cấp”, ông Mohd Radzi Md Jidin nói.

Tuy nhiên, một nghiên cứu gần đây được thực hiện trên 900.000 HS Malaysia cho thấy, chỉ 5% - 9% người học sở hữu máy tính hoặc máy tính bảng. Trong khi đó, những HS còn lại sử dụng điện thoại di động và cảm thấy khó khăn khi học trực tuyến.

“Vì vậy, chúng tôi hiện cân nhắc cách cải thiện GD cho HS cả ở trường và ở nhà, nhằm khuyến khích các em tiếp tục học tập tại nhà sau khi lệnh hạn chế đi lại hết hiệu lực”, Bộ trưởng GD Malaysia nói thêm.

Bộ trưởng Mohd Radzi Md Jidin cũng bày tỏ sự cảm kích khi các phụ huynh không phản đối, dù Bộ GD quyết định hủy bỏ một số kỳ thi do sự ảnh hưởng của Covid-19.

“Sự chấp nhận của họ là một dấu hiệu tốt vì điều đó cho thấy rằng, GD không chỉ là về các kỳ thi. Cha mẹ và giáo viên hiểu rằng, điều quan trọng tại thời điểm này là giữ an toàn cho trẻ, không gây áp lực cho các em phải đi thi cũng như làm tốt trong các kỳ thi”, Bộ trưởng GD Malaysia chia sẻ.

Theo The Star

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Vườn thực nghiệm sâm cau tại huyện Củ Chi (TPHCM) của nhóm nghiên cứu.

Nuôi cấy sâm cau bằng công nghệ mô

GD&TĐ - Các nhà khoa học Trung tâm Ươm tạo doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao TPHCM đã nuôi cấy thành công giống sâm cau bằng công nghệ nuôi cấy mô.
Ảnh minh họa ITN.

Động lực nâng cao chất lượng

GD&TĐ - Mùa tuyển sinh 2024, ĐHQG TPHCM tiếp tục dành từ 5% đến tối đa 20% tổng chỉ tiêu cho phương thức ưu tiên xét tuyển theo quy định của đại học này.