Mách nhỏ với bạn khi dạy con về tiền

Dạy con về tiền là bài học mà nhiều cha mẹ đang đau đầu không biết nên bắt đầu như thế nào. Sau đây là một số câu nói sai lầm khi dạy con tiền bạc mà cha mẹ nên tránh.

Mách nhỏ với bạn khi dạy con về tiền

1. Lần khác mẹ sẽ mua cho

Theo Ths Trần Thị Ái Liên thì câu nói “Lần khác mẹ sẽ mua” rất phổ biến của nhiều phụ huynh khi không đồng ý mua cho con một món đồ nào đó. 
Đây là kế hoãn binh không lý do của người lớn, đưa ra kế hoạch nhưng không thực hiện, không nói rõ ngày nào tháng nào, làm sao để đạt được mục tiêu đó.

Th.S Liên chia sẻ: “Điều này sẽ khiến trẻ quen với việc chung chung mơ hồ, không chuẩn xác. Thay vì hứa hẹn suông, bố mẹ nên có kế hoạch cụ thể: bao giờ sẽ mua, cần bao nhiêu tiền để mua nó, để mua được cần thu xếp tài chính như thế nào, con có thể tham gia ra sao..."

2. Mẹ không có tiền
Đây là câu nói mà bố mẹ thường sử dụng khi từ chối mua một món đồ chưa thực sự cần thiết. Nhưng cũng có thể là cách nói nhanh chóng, “cho qua chuyện”, để con không kì kèo đòi một thứ mà bố mẹ cho rằng chưa cần thiết phải mua.
Tuy nhiên câu lời này khiến con suy nghĩ rằng: Không có tiền thì từ bỏ kế hoạch, không được thì bỏ cuộc.
Theo Th.S Liên, nếu đó là món đồ cần thiết của gia đình, cha mẹ nên trao đổi với con rằng: “Hiện tại nhà mình chưa có tiền nên chưa mua được, nhưng nhà mình sẽ tiết kiệm để mua vào tháng 11 tới/ đầu năm tới... Để được như vậy, mình sẽ làm như thế này...., con thấy sao?”

3. Con còn nhỏ, chưa đủ tuổi để mua

Con còn nhỏ, chưa đủ tuổi để mua chiếc xe đạp này, bộ truyện kia... là một câu trả lời quen thuộc của bố mẹ khi giải thích việc không mua món đồ nào đó. Câu nói này khiến cho trẻ tổn thương vì trẻ sẽ nghĩ “còn nhỏ sao mà khổ, mình mong lớn nhanh, mong đủ tuổi để làm cái này cái kia...”

“Tương tự như vậy với nhiều tình huống trong cuộc sống, nếu cha mẹ thường xuyên giao tiếp với con theo cách “con còn nhỏ chưa được...” “con phải lớn, con mới...” sẽ vô tình làm con đánh mất tuổi thơ!” – Th.S Trần Thị Ái Liên nhận định.

4. Than vãn khi con xin tiền

Một số bố mẹ than thở như vậy khi con xin tiền hoặc bày tỏ mong muốn có áo quần hay đồ dùng mới.

Theo Th.S Trần Thị Ái Liên, cha mẹ cần để con hiểu rằng cha mẹ nỗ lực và vất vả để kiếm tiền, từ đó con trân trọng đồng tiền mà cha mẹ làm ra, trân quý những thứ con có.
Tuy nhiên, việc thường xuyên than thở và thể hiện cảm xúc tiêu cực như trên sẽ khiến con cảm thấy kiếm tiền là điều vô cùng khó khăn, mệt mỏi, có thái độ tiêu cực với việc kiếm tiền sau này.

Cha mẹ cần cho con tham gia vào việc trao đổi kế hoạch chi tiêu, mua bán đồ dùng hàng ngày cũng như các món đồ lớn trong gia đình. Điều này sẽ giúp con hiểu các khái niệm về tiền, cách chi tiêu hợp lý, đồng thời có thêm cơ hội để gắn bó với con.

Hãy cùng con cân nhắc lý do, hậu quả khi quyết định “mua cái này”, “không mua cái kia” thay vì trả lời qua loa. Việc bố mẹ giải thích cặn kẽ, tranh luận cùng nhau… sẽ hình thành cho con kỹ năng đưa ra quyết định tài chính, cân nhắc giá trị hàng hóa và phát triển trí tuệ cảm xúc.

Theo Phunutoday

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Tiến sĩ Thiện trong phòng nghiên cứu thí nghiệm về bê tông.

Từ bốc vác đến… tiến sĩ xứ 'cờ hoa'

GD&TĐ - Từ một học sinh miền quê với hoàn cảnh nghèo khó, chàng trai Trần Quốc Thiện (TP Đà Nẵng) đã vươn lên đạt nhiều thành tựu trong học tập nghiên cứu...
Nhóm tác giả nghiên cứu bột vỏ sầu riêng làm thức ăn cho vịt giúp nâng cao năng suất và chất lượng vật nuôi.

Vỏ sầu riêng làm thức ăn cho vịt

GD&TĐ - Thức ăn hữu cơ từ bột vỏ sầu riêng lên men giúp vịt mau lớn, tăng sức đề kháng là sản phẩm của nhóm HS Trường THPT Huỳnh Tấn Phát (Bình Đại, Bến Tre).
Ảnh minh họa.

Giá trị của hòa bình

GD&TĐ - Ralph Waldo Emerson từng nói: “Những chiến thắng thật sự và bền lâu là chiến thắng của hòa bình, không phải của chiến tranh”.
Gia đình 3 thế hệ ông Trần Út Nhì vào rừng ăn ong. Ảnh: Nguyễn Thanh Dũng.

Về U Minh Hạ theo chân thợ rừng 'ăn ong'

GD&TĐ - 'Ăn ong' như thế nào để không bị ong đốt, giữ được lượng mật và để ong còn trở về làm tổ, có lẽ chỉ những người thợ rừng lâu năm ở U Minh Hạ mới biết.