Hệ tiêu hóa non yếu trong những năm đầu đời là nguyên nhân chính khiến bé biếng ăn. Không chỉ ảnh hưởng đến thể chất, việc thiếu hụt dinh dưỡng trong thời gian dài còn tác động bất lợi đến quá trình phát triển trí tuệ của trẻ nhỏ.
Dưới đây là những cách làm khoa học giúp mẹ chăm bé khỏe, tăng cân đều và đạt chuẩn dinh dưỡng:
Cân đối dinh dưỡng
Khẩu phần ăn hàng ngày cần đa dạng các thực phẩm, đảm bảo đủ 4 nhóm thực phẩm gồm tinh bột, chất béo, chất đạm và rau củ. Mẹ cũng nên chú ý đến tỷ lệ cân đối lượng chất béo gốc động vật và thực vật trong khẩu phần ăn của con là 7:3.
Để tăng hàm lượng dinh dưỡng có trong các nhóm chất khác, mẹ có thể nấu cháo, khuấy bột đặc hơn khi bé ăn dặm thuần thục. Khi bé lớn hơn, có thể nấu cơm nhão, băm nhỏ thịt, cá hoặc xắt miếng to tùy theo độ tuổi của bé.
Muốn con tăng cân phải cân đối chế độ dinh dưỡng
Ăn đúng thời điểm
Bé thường có cảm giác ăn ngon miệng hơn khi bụng hơi đói. Lúc này, dạ dày tiết enzym nhiều hơn và truyền tín hiệu lên não, kích thích cảm giác thèm ăn.
Mẹ cần cho bé ăn đúng bữa, các bữa cách nhau ít nhất 2 tiếng đồng hồ để bé phân biệt được cảm giác no, đói, đồng thời giúp hệ tiêu hóa được nghỉ ngơi. Có thể tập cho bé ăn 3 bữa chính và 2 bữa phụ để tăng cường hấp thụ dinh dưỡng.
Thay đổi thói quen ăn uống
Chế biến theo sở thích và hợp khẩu vị của bé, trình bày sinh động, tạo không khí vui tươi trong bữa cơm... là những cách giúp bé hào hứng hơn với thức ăn. Món ăn ngon cũng như đồ chơi đẹp, càng bắt mắt thì bé càng yêu thích.
Mẹ cũng nên tập cho bé ngủ đủ giấc, ngủ đúng giờ, không ăn vặt trước bữa ăn, tránh thói quen vừa ăn vừa xem tivi hoặc nghe nhạc...
Không cho con ăn vặt trước bữa ăn
Bổ sung thực phẩm kích thích thèm ăn
Các khoáng chất như kẽm, vitamin nhóm B, lysine có khả năng kích thích thèm ăn, khiến bé thấy ngon miệng hơn. Mẹ có thể bổ sung các loại khoáng chất này từ rau, củ, quả, ngũ cốc, sữa công thức hoặc sữa lên men dinh dưỡng.
Đối với sữa công thức hoặc sữa lên men dinh dưỡng, chỉ nên bổ sung sau bữa ăn chính hoặc coi như một bữa phụ, không nên ăn khi đói và quá 1-2 đơn vị mỗi ngày.
Cho bé thường xuyên vận động
Vận động thường xuyên cũng là cách giúp trẻ tăng cân, rèn luyện cơ thể khỏe mạnh và năng động. Thời điểm vận động phù hợp nhất là trước bữa ăn 30 phút đến 1 tiếng. Các động tác vươn vai hít thở, chạy nhảy hoặc chơi bóng... sẽ giúp trẻ đốt cháy năng lượng và có cảm giác thèm ăn, ăn nhiều và hấp thu dưỡng chất tốt hơn.
Chú ý chăm sóc hệ tiêu hóa của bé khỏe mạnh
Cho bé ngủ đủ giấc trong ngày
Giấc ngủ rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ nhất là trẻ nhỏ. Trẻ ngủ được, ngủ ngon, ngủ đủ giấc bé sẽ phát triển tốt. Khoa học đã chứng minh vào thời điểm 11 giờ hằng đêm, lúc trẻ ngủ sâu, hóc môn tăng trưởng sẽ được phóng thích, trẻ phát triển chiều cao tốt hơn. Ngược lại nếu rối loạn giấc ngủ vào ban đêm trẻ không chỉ chậm lớn, mệt mỏi, hay quấy khóc, về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Giúp bé có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh
Hệ tiêu hóa của trẻ còn non yếu cả về cấu tạo và chức năng, dễ bị tác động khi thay đổi thức ăn, thay đổi môi trường sống, thay đổi cảm xúc… Khi đó, hệ tiêu hóa dễ bị thiếu enzymes tiêu hóa và mất cân bằng vi khuẩn đường ruột, gây nên tình trạng biếng ăn, rối loạn tiêu hóa, kém hấp thu… khiến trẻ khó tăng cân.
Do vậy, cần chú ý chăm sóc hệ tiêu hóa của bé khỏe mạnh, ổn định để đảm bảo quá trình tiêu hóa diễn ra tốt, giúp con ăn ngon miệng và tăng cân đều.