Sau khi phát hiện căn bệnh ung thư, bà mẹ một con đã nhận ra rất nhiều thói quen sống đã tàn phá sức khỏe mình.
Cô viết: “Vào tháng 10/2017, tôi đột nhiên bị khó nói trong suốt 1 tháng, tôi thậm chí không thể cười thành tiếng to. Lúc đầu, tôi nghĩ rằng do bản thân mệt mỏi. Sau đó, tôi đã đi khám và bác sĩ thông báo tôi có u tuyến giáp, khuyên tôi nên đi khám lại.
Vào ngày 15/12, siêu âm tuyến giáp của bệnh viện có kết quả. Bác sĩ nói với tôi: “Vấn đề có vẻ khá nghiêm trọng” và chuyển tiếp kết quả cho một bác sĩ khác xem. Cô ấy nói rằng rất có thể khối u của tôi là u ác tính. Kết quả kiểm tra cuối cùng cho thấy đó chính xác là một khối u ác tính, và tôi đã bị uпɡ thư.
Tôi phải ở lại bệnh viện 5 ngày, ăn thực phẩm lỏng, uống nước cũng rất đau đớn. Tôi thích ăn rất nhiều nhưng giờ việc đó chỉ khiến tôi đau đớn và phải tránh xa đồ ăn mặn. Ngay cả khi đã ra viện, hơn 10 ngày liền tôi phải nằm nhà nghỉ ngơi.
Tại sao tôi lại bị ung thư?
Mặc dù nhiều người cho rằng bệnh ung thư tuyến giáp là do chúng ta đã ăn quá nhiều iốt, tuy nhiên các bác sĩ cho rằng có thể do yếu tố di truyền, nhưng gia đình tôi không có ai mắc ung thơ.
Bác sĩ nghi ngờ khả năng có thể liên quan đến sự căng thẳng bởi tế bào ung thư có thể xâm nhập nếu bạn quá mệt mỏi.
Sau khi suy nghĩ kỹ, tôi cảm thấy có lẽ bệnh của mình liên quan đến 2 yếu tố đó là ăn uống và áp lực công việc. Đó là hai sai lầm của tôi và tôi biết có cả triệu người cũng giống như mình.
Ăn vặt ban đêm và ăn quá nhiều
Nếu đói vào giữa đêm, nhiều người sẽ ăn hoa quả hay sữa chua nhưng riêng tôi lại thích những thứ nhiều chất hơn như mì, thịt nướng.
Kể từ năm 2011, hầu như đêm nào tôi cũng ăn. Giờ tôi nghĩ rằng, việc ăn quá no cũng có thể khiến bản thân khó ngủ, dễ mắc bệnh.
Ăn quá nhiều chất béo
Dù ngày còn đi học đại học tôi khá mập nhưng sau đó tôi đã giảm cân thành công, cũng vì thế mà tôi luôn trân trọng cơ hội để ăn thật nhiều.
Tuy nhiên giờ đây tôi nhận ra, ăn nhiều mà không béo đúng là có vấn đề. Tôi nghĩ rằng cơ thể vốn là một thể xác khép kín, chứa nhiều protein, ăn nhiều thứ như vậy, không bị tiêu chảy, lại không bị béo thì chứng tỏ khả năng tiêu hóa, khả năng hấp thu và khả năng bài tiết, nhất định phải có vấn đề.
Thường xuyên ăn đồ nướng
Món khoái khẩu của tôi chính là đồ nướng, tôi có thể ăn nhiều lần/tuần. Thậm chí khi ở nhà, tôi cũng thích tự làm thịt nướng để ăn, tuy nhiên món ngon này lại có khả năng gây ung thư cao.
Nghiện công việc
Thành thật mà nói, tôi là người rất nghiện công việc. Thậm chí ngay trước khi phẫu thuật, tôi vẫn không thể trì hoãn lại việc của mình.
Chỉ sau 20 ngày phẫu thuật, tôi đã quay trở lại công việc. Lúc ấy cơ thể tôi rất gầy và vẫn chưa khỏe hoàn toàn nhưng do tính chất công việc bắt buộc tôi phải ngồi vào máy tính."
Bức tâm thư là một lời cảnh tỉnh đến giới trẻ, nhất là chị em phụ nữ: Hãy xem lại các thói quen xấu của bản thân và loại bỏ chúng.
Dấu hiệu ung thư tuyến giáp không thể bỏ qua
1. Bướu cổ/ Cổ sưng
Các bệnh về tuyến giáp như bướu giáp hay viêm giáp sẽ luôn đi kèm với một biểu hiện rõ ràng nhất là cổ sưng hay bướu cổ. Tình trạng này thường đi kèm với việc cơ thể thiếu iốt gây ra tình trạng khó hô hấp hay nói chuyện.
2. Hội chứng viêm cánh tay, đau cơ khớp
Đau cơ khớp cũng là một trong những triệu chứng của bệnh tuyến giáp. Đối với bệnh suy giáp, bạn sẽ thấy tê ngứa cánh tay do lượng hormone tín hiệu bị thiếu dẫn đến việc não gửi thông tin đến các cơ chậm hơn bình thường.
Còn đối với cường giáp, người bệnh rất dễ bị cứng khớp và khó phối hợp các chi.
3. Tóc và da suy yếu
Khi bạn bị suy giáp, tóc sẽ giòn, xơ, dễ gãy và da trở nên khô, bong tróc. Tình trạng này xảy ra là do rối loạn hormone tiết ra làm tóc khó tăng trưởng. Người bệnh sẽ dễ bị rụng lông và tóc, da trở nên đặc biệt mẫn cảm.
4. Kinh nguyệt không đều, có nguy cơ bị vô sinh
Suy giáp ảnh hưởng rất lớn tới vấn đề kinh nguyệt. Nếu các kỳ kinh đến sớm với tần suất cao bạn có thể đã bị suy giáp còn nếu kỳ kinh ngắn hơn, ít xuất hiện thì bạn có thể bị cường giáp.
Tình trạng này là do nồng độ hormone thay đổi, gây ảnh hưởng đến kinh nguyệt, và làm thay đổi chu kỳ kinh. Từ đó khiến các nang trứng cũng bị rối loạn theo, khiến quá trình thụ tinh và sinh con trở nên khó khăn.
5. Giảm ham muốn
Các bệnh về tuyến giáp đều liên quan trực tiếp đến hormone. Vì thế nếu bệnh phát triển lâu dài sẽ làm mất cân bằng nội tiết tố estrogen, khiến người bệnh không còn ham muốn và vô sinh. Bệnh tuyến giáp đặc biệt có tác động tới kinh nguyệt cũng như chu kỳ rụng trứng.