Mắc bệnh lupus ban đỏ như Kim Kardashian nguy hiểm thế nào?

Thông tin Kim Kardashian mắc bệnh lupus ban đỏ làm người hâm mộ vô cùng hoang mang, nhất là khi căn bệnh thường tập trung hướng đến đối tượng nữ trẻ tuổi.

Khi đi xét nghiệm, nữ diễn viên vô cùng đau lòng khi kết quả dương tính với kháng thể lupus.
Khi đi xét nghiệm, nữ diễn viên vô cùng đau lòng khi kết quả dương tính với kháng thể lupus.

Trong chương trình truyền hình Keeping Up with the Kardashian cuối tuần qua, Kim Kardashian chia sẻ cô xuất hiện những dấu hiệu như mệt mỏi, buồn nôn, hai tay sưng đau vào mùa hè năm nay.

Khi đi xét nghiệm, nữ diễn viên vô cùng đau lòng khi kết quả dương tính với kháng thể lupus. Cô hoang mang cho tương lai còn dài của mình cùng chồng và các con.

Ngoài Kim, một số ngôi sao Hollywood khác cũng đang phải chiến đấu với bệnh lupus ban đỏ như Selena Gomez hay giọng ca Un Break My Heart - Toni Braxton.

Năm 2017, Selena từng phải ghép thận vì biến chứng của bệnh lupus và Toni Braxton cũng nhiều lần nhập viện điều trị các cơn đau dữ dội.

Vậy bệnh lupus ban đỏ nguy hiểm đến mức độ nào? Liệu có cách phòng tránh hay không? TS Lê Hữu Doanh (Phó giám đốc Bệnh viện Da liễu Trung ương) sẽ giải đáp mọi thắc mắc ngay sau đây!

Lupus ban đỏ là bệnh gì?

Theo TS Lê Hữu Doanh, bệnh lupus ban đỏ hay còn gọi là lupus ban đỏ hệ thống là bệnh thường gặp nhất trong nhóm bệnh tổ chức liên kết tự miễn, bên cạnh những bệnh như viêm đa cơ.

Lupus ban đỏ hệ thống là bệnh tự miễn đa cơ quan, tức là một khi bệnh nhân đã mắc bệnh thì sẽ kéo theo rất nhiều các cơ quan trong cơ thể bị tổn thương.

K2

Dấu hiệu, triệu chứng khi mắc bệnh lupus ban đỏ

Theo chuyên gia, những dấu hiệu đầu tiên hay gặp nhất của bệnh lupus ban đỏ chính là những tổn thương bên ngoài da.

"Bệnh nhân bị lupus ban đỏ có những tổn thương ngoài da đa dạng về hình thái dẫn đến nhiều trường hợp bệnh nhân sẽ bị chẩn đoán nhầm sang các bệnh lý khác.

Tổn thương hay gặp nhất của bệnh lupus ban đỏ chính là những nốt phát ban hình cánh bướm, màu đỏ tươi, có thể hơi ngả tím, tập trung nhiều ở mặt và những khu vực trên cơ thể thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng", BS Doanh nói.

Chưa hết, lupus ban đỏ hệ thống còn có rất nhiều hình thái lâm sàng khác như tổn thương da ban cấp, mãn tính, viêm mạch. Nhiều trường hợp bệnh nhân bị lupus ban đỏ hệ thống lại không có biểu hiện bên ngoài da.

"Những bệnh nhân này sẽ có biểu hiện bệnh ở cơ quan bên trong như thiếu máu, xuất huyết giảm tiểu cầu hoặc rối loạn tâm thần. Nói như vậy tức là một số trường hợp sẽ có biểu hiện bệnh lupus ban đỏ hệ thống từ bên trong trước khi biểu hiện ngoài da.

Tuy nhiên, biểu hiện bên ngoài da là dễ gặp nhất và cũng dễ phát hiện, điều trị sớm nhất", ông Doanh nói.

K3

Nguyên nhân đích thực gây nên bệnh lupus ban đỏ hệ thống vẫn còn chưa rõ ràng.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh lupus ban đỏ hệ thống

Theo BS Doanh, nguyên nhân đích thực gây nên bệnh lupus ban đỏ hệ thống vẫn còn chưa rõ ràng nhưng ban đầu có thể khẳng định là do một số gen liên quan, gặp môi trường thuận lợi sẽ phát bệnh. B

ệnh rất hay gặp ở nữ giới, chiếm tỷ lệ 9/1 (cứ 9 nữ mắc lupus ban đỏ thì có 1 nam mắc bệnh này), do đó cũng có thể là do liên quan đến hormones sinh dục nữ. Đặc biệt, bệnh hay gặp ở nữ giới trong độ tuổi sinh đẻ, một số trường hợp bệnh sẽ nặng lên ở thời kỳ mang thai.

Vị phó giám đốc Bệnh viện Da liễu Trung ương cho biết thêm, căn bệnh này đang tập trung ở phụ nữ trẻ tuổi. Yếu tố môi trường, gen vẫn tiếp tục được nghiên cứu xem có phải là nguyên nhân dẫn đến điều này hay không.

Bệnh lupus ban đỏ có thể điều trị dứt điểm nếu phát hiện kịp thời

Mặc dù đây là căn bệnh nguy hiểm, có thể gây tử vong tính mạng như trường hợp nêu trên nhưng BS Doanh khẳng định, đây là bệnh hoàn toàn có thể kiểm soát và điều trị dứt điểm nếu được phát hiện kịp thời.

k4

Điều đầu tiên là chúng ta cần chú ý tránh nắng bằng cách sử dụng kem chống nắng, hạn chế ra nắng để phòng tránh bệnh lupus ban đỏ.

"Khi bệnh nhân xuất hiện một tổn thương đáng nghi ngờ thì phải đi khám bác sĩ chuyên khoa ngay để chẩn đoán rõ bệnh.

Căn bệnh này đôi khi âm thầm bên trong, dai dẳng nhiều năm nên bạn cần đến những nơi điều trị có chuyên môn để khống chế bệnh, phát hiện những tai biến và tư vấn cho người bệnh tốt hơn", BS Doanh cho biết.

Làm thế nào để phòng tránh bệnh lupus ban đỏ hệ thống?

Để phòng tránh bệnh tự miễn nói chung, bệnh lupus ban đỏ hệ thống nói riêng có thể nói tương đối khó.

"Điều quan trọng là khi bạn xuất hiện những dấu hiệu bất thường, đặc biệt ở nhóm phụ nữ mang thai bị huyết áp cao, viêm cầu thận, phù nề, xuất hiện những ban đỏ bất thường ở da thì cần đi khám ngay tại cơ sở chuyên gia để chẩn đoán, xét nghiệm chính xác", ông Doanh khuyến cáo.

Thêm vào đó, bệnh lupus ban đỏ hệ thống thường bị nặng lên khi tiếp xúc thường xuyên với ánh nắng. Vì vậy, điều đầu tiên là chúng ta cần chú ý tránh nắng bằng cách sử dụng kem chống nắng, hạn chế ra nắng.

"Bệnh lupus ban đỏ hệ thống đôi khi liên quan đến tâm lý lo âu khi người bệnh bị tổn thương não, dây thần kinh nên việc chăm sóc, tư vấn cũng như sự chăm sóc, động viên, chia sẻ với người bệnh rất quan trọng để họ có lòng tin tuân thủ điều trị, tạo tâm lý ổn định", ông Doanh nói.

Theo Helino

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Gió mạnh trong cơn bão gây đổ cây, tốc mái.

Khi nào bão thành 'thảm họa'?

GD&TĐ - Có nhiều nguyên nhân khiến một cơn bão trở nên nguy hiểm và gia tăng mức độ gây thiệt hại lên đời sống của con người.

Minh họa/INT

Không thể vì không quản lý được thì cấm!

GD&TĐ - Tình trạng quản không được hoặc khó quản là cấm và cấm được coi là giải pháp nhanh và hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề là thực tế đang tồn tại...