Bầu trời xé làm đôi
Một thành phố tại Đài Loan - Trung Quốc đột nhiên xuất hiện hiện tượng lạ khi bầu trời bỗng dưng xé làm đôi, chia thành hai nửa khác nhau. Đồng thời, xuất hiện một dải sáng lớn chia bầu trời làm hai. Hiện tượng này chỉ xuất hiện trong thời gian ngắn ngủi, sau đó bầu trời lại quay về trạng thái như ban đầu.
Hiện tượng bầu trời xé làm đôi |
Lý giải sự việc này, các chuyên gia cho biết: "Hiện tượng này là do lượng mây dày đặc kèm theo thời tiết u ám đã che khuất phần ánh nắng mặt trời nên đã tạo ra cảnh bầu trời bị xé làm đôi".
Mưa “máu”
Hiện tượng "mưa máu" xuất hiện từ thời La Mã cổ đại. Tuy nhiên, gần đây các nhà nghiên cứu đã tìm hiểu, làm rõ nguyên nhân của hiện tượng "trời hành" này.
Hiện tượng mưa "máu" |
Theo các nhà khoa học, thực tế hiện tượng mưa máu là do gió mạnh cuốn cát đỏ từ sa mạc lên bầu khí quyển. Sau đó, cát đỏ làm nước mưa rơi xuống có màu kì lạ và cư dân cổ xưa gọi đó là mưa “máu”.
Sét liên hoàn
Hiện tượng sét liên hoàn thường xuyên xảy ra tại vùng sông Catalumbo tại Venezuela. Nguyên nhân của việc tạo sét liên hoàn là do không khí nóng ẩm từ sông Catalumbo bốc hơi và gặp phải không khí lạnh phía trên. Do đó, những trận sét lớn sẽ xuất hiện liên hoàn.
Sét liên hoàn |
Vòi rồng lửa
Vòi rồng lửa là hiện tượng hiếm khi xảy ra, nhưng nếu đã xuất hiện thì thường gây ra chết chóc, tang thương.
Vòi rồng lửa |
Năm 1923, một vòi rồng lửa đã giết chết 38.000 người Nhật ở Tokyo trong vòng vỏn vẹn 15 phút đồng hồ. Tới năm 2003, người ta ghi nhận một vòi rồng lửa khác gây nên thảm họa cháy rừng lớn tại Canberra. Vòi rồng này có đường kính gần 500m, di chuyển với tốc độ 250km/h và nhiệt độ ở tâm có thể lên tới hơn 1.000 độ C.
Theo các nhà khoa học, nguyên nhân xảy ra vòi rồng lửa là do có sự kết hợp của gió xoáy và nhiệt độ ngoài trời cao hoặc có chứa các khí dễ cháy.