Lý do nhiều phụ nữ mạnh mẽ hơn đàn ông khi bị lừa dối

GD&TĐ - Sự không chung thủy hầu như bị lên án trên toàn cầu và được coi là hành vi vi phạm nghiêm trọng nhất trong một mối quan hệ tình cảm.

Các cặp vợ chồng thường lấy cớ ngoại tình để chia tay. (Ảnh: ITN).
Các cặp vợ chồng thường lấy cớ ngoại tình để chia tay. (Ảnh: ITN).

Các cặp vợ chồng thường lấy cớ ngoại tình để chia tay. Một nghiên cứu cho thấy, hiện nay vấn đề ngoại tình rất phổ biến, với 1/5 đàn ông và 1/8 phụ nữ thừa nhận điều này.

Ai có khả năng lừa dối nhất?

Nghiên cứu đã tìm thấy một số yếu tố dự báo về sự không chung thủy. Ví dụ: Chúng ta biết rằng đàn ông có nhiều khả năng lừa dối hơn và khoảng cách giới tính ngày càng mở rộng theo độ tuổi.

Một nghiên cứu năm 2018 của James McNulty và các đồng nghiệp tại Đại học bang Florida cho thấy, việc ngoại tình phổ biến hơn ở những người ít hài lòng với mối quan hệ hiện tại của họ.

Sự hấp dẫn về thể chất cũng đóng một vai trò. Đàn ông có nhiều khả năng lừa dối hơn khi bạn đời của họ kém hấp dẫn hơn.

Lịch sử tình dục cũng quan trọng. Đàn ông cho biết, những người có nhiều bạn tình ngắn hạn trước khi kết hôn có nhiều khả năng ngoại tình hơn, nhưng phụ nữ thì ngược lại.

Nền tảng cá nhân, thói quen và thái độ cũng quan trọng. Những người lớn lên trong những gia đình trọn vẹn ít có khả năng ngoại tình hơn.

Quyền lực xã hội là một trong những tác nhân gây ra ngoại tình. Nhà tâm lý học người Hà Lan Joris Lammers và các đồng nghiệp phát hiện “quyền lực nâng cao có liên quan đến sự không chung thủy vì quyền lực làm tăng sự tự tin vào khả năng thu hút đối tác”.

Các vấn đề trong mối quan hệ dẫn đến ngoại tình

Quyền lực xã hội cũng là một tác nhân gây ra ngoại tình. (Ảnh: ITN).
Quyền lực xã hội cũng là một tác nhân gây ra ngoại tình. (Ảnh: ITN).

Nghiên cứu đã ghi nhận mối tương quan chặt chẽ giữa sự không chung thủy và một loạt vấn đề trong mối quan hệ. Câu hỏi trọng tâm dành cho các nhà nghiên cứu về ngoại tình chính là: Ngoại tình và xung đột hôn nhân có xu hướng tương quan với nhau. Vậy đâu là nguyên nhân và đâu là kết quả?

Một nghiên cứu gần đây (2022) từ Đức đã tìm cách đưa ra câu trả lời. Các nhà nghiên cứu sử dụng một mẫu đại diện trên toàn quốc gồm hơn 12.000 người Đức trưởng thành, được theo dõi trong 12 năm (từ 2008 đến 2020) để kiểm tra động lực của mối quan hệ xung quanh việc ngoại tình. Các nhà nghiên cứu đã ghi lại hơn 1.000 sự kiện ngoại tình trong mẫu của họ.

Họ xem xét liệu sự suy giảm hạnh phúc ở cả hai người có trước hay sau sự không chung thủy và so sánh những dữ liệu này với một nhóm đối chứng tương ứng gồm các cặp đôi chưa từng ngoại tình.

Các nhà nghiên cứu đã thu thập dữ liệu về cả sự hài lòng trong mối quan hệ và hạnh phúc cá nhân, để khám phá tác động tiềm tàng của việc ngoại tình đối với từng cá nhân tham gia.

Dưới đây là một số kết quả nổi bật:

Nghiên cứu cho thấy hạnh phúc của những người khởi xướng việc ngoại tình giảm nhiều hơn so với hạnh phúc của những người bị phản bội. (Ảnh: ITN).
Nghiên cứu cho thấy hạnh phúc của những người khởi xướng việc ngoại tình giảm nhiều hơn so với hạnh phúc của những người bị phản bội. (Ảnh: ITN).

Đầu tiên, như người ta mong đợi, sự không chung thủy có nhiều khả năng xảy ra hơn trong những mối quan hệ kém chất lượng.

Các nhà nghiên cứu cho biết: “Trung bình, cả hai thành viên của các cặp đôi từng ngoại tình trong thời gian nghiên cứu đều có mức độ hạnh phúc cá nhân và mối quan hệ thấp hơn cũng như mức độ xung đột mối quan hệ cao hơn trong nhiều năm”.

Phát hiện này phù hợp với lẽ thường, cũng như những kết quả tương tự trong các tài liệu gần đây.

Thứ hai, sự không chung thủy xảy ra trước sự suy giảm dần dần chất lượng mối quan hệ. Đối với cả thủ phạm và nạn nhân của sự không chung thủy, nhóm nghiên cứu quan sát thấy sự suy giảm dần dần ở hầu hết các chỉ số về mức độ hạnh phúc của mối quan hệ bắt đầu trước sự kiện.

Cả thủ phạm và nạn nhân của sự không chung thủy đều giảm mức độ hài lòng trong mối quan hệ cũng như gia tăng xung đột trước khi ngoại tình. Nói cách khác, ngoại tình có nhiều khả năng xảy ra hơn khi các mối quan hệ kém chất lượng ngày càng xấu đi.

Thứ ba, nghiên cứu cho thấy hạnh phúc của những người khởi xướng việc ngoại tình giảm nhiều hơn so với hạnh phúc của những người bị phản bội.

Những kẻ ngoại tình đã trải qua sự thay đổi cơ bản về mức độ hạnh phúc: Trong thời gian sau sự kiện, thủ phạm cho biết họ có lòng tự trọng thấp hơn, mức độ hài lòng và sự thân mật trong mối quan hệ thấp hơn cũng như nhiều xung đột trong mối quan hệ hơn.

Ngược lại, nạn nhân của sự không chung thủy hầu như không có thay đổi nào về các chỉ số hạnh phúc.

Cũng có thể phụ nữ hiện đại có động lực mạnh mẽ - ngày càng tự do và có khả năng để thỏa mãn các nhu cầu về tâm lý và mối quan hệ của mình, đồng thời cảm thấy ít bị hạn chế trong việc theo đuổi mục tiêu.

Nhìn chung, sự không chung thủy thường được khởi xướng bởi những người không hạnh phúc trong mối quan hệ. Kết quả là họ đã tự làm trầm trọng thêm nỗi bất hạnh của bản thân.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa.

Quy về thang điểm chung

GD&TĐ - Việc quy về một thang điểm chung là hoàn toàn khả thi; nếu khó cũng nên làm vì lợi ích chung của cả hệ thống...