Khi nói đến hôn nhân, người trẻ tỏ ra thận trọng, lý trí và bao dung hơn thế hệ trước.
Tỷ lệ ly hôn có thể giảm trở lại
Báo cáo cho thấy, tỷ lệ ly hôn hiện nay cao nhất ở nhóm người trong độ tuổi 45-54 và trên 55, chiếm khoảng 26%. Tiếp theo là những người ở độ tuổi 35-44, khoảng 18%. Tỷ lệ ly hôn thấp nhất là ở nhóm tuổi 18-34, ở mức 11%.
Philip Cohen, Giáo sư tại Đại học Maryland, người đứng đầu nghiên cứu, cho rằng xu hướng này chủ yếu là do thế hệ trẻ người Mỹ thận trọng hơn trong hôn nhân.
Trên thực tế, người Mỹ ở độ tuổi 20 và 30 đang trì hoãn việc kết hôn và sinh con. Theo dữ liệu điều tra dân số, độ tuổi trung bình kết hôn lần đầu là 27 đối với phụ nữ ở Hoa Kỳ và 29 đối với nam giới. Ở các thành phố như Washington và New York, độ tuổi trung bình kết hôn lần đầu thậm chí còn thấp hơn.
Có thể hiểu rằng việc kết hôn muộn ở một mức độ nào đó có tác dụng như một yếu tố bảo vệ chống lại việc ly hôn.
Lý do cơ bản đằng sau việc trì hoãn kết hôn là nhiều người đợi cho đến khi họ có trình độ học vấn cao hơn, ổn định về tài chính và thành công trong sự nghiệp.
Tara Griffiths, một nhà trị liệu tâm lý chủ yếu làm việc với các khách hàng ở San Francisco, nói rằng những người thuộc thế hệ trẻ ở Mỹ ngày càng ít lựa chọn kết hôn, trong khi những người thuộc thế hệ lớn tuổi thuộc tầng lớp trung lưu lại chọn cách kết hôn.
Cohen cũng đề cập đến một hiện tượng thú vị: Lần đầu tiên trong 20 năm qua, phụ nữ đã kết hôn có nhiều khả năng có bằng đại học hơn phụ nữ chưa kết hôn.
Nói cách khác, hôn nhân ngày càng gắn liền với trình độ học vấn. Người không có bằng đại học sẽ khó tìm được việc làm lương cao, do đó họ ít có cơ hội hình thành một mối quan hệ ổn định.
Trong xã hội ngày nay, hôn nhân không chỉ là cái kết có hậu của tình yêu lãng mạn mà ngày càng nhiều người coi đó là một kiểu thực dụng.
Mohammed, người đã kết hôn được hai năm, cho biết: “Chúng tôi là bạn thân và muốn dành phần còn lại của cuộc đời mình bên nhau. Bằng cách này, chính sách an sinh xã hội và thuế cũng trở nên ưu đãi hơn với chúng tôi,...”.
Khoan dung hơn với việc không kết hôn
Theo các nhà điều tra, tỷ lệ ly hôn giảm còn liên quan đến sự thay đổi trong quan điểm xã hội. Người trẻ cảm thấy bớt kỳ thị hơn khi quyết định không kết hôn.
Thống kê cho thấy, tỷ lệ kết hôn của thế hệ trẻ chỉ bằng 1/3 so với ông bà của họ, điều này phần nào giải thích tại sao mối quan hệ hôn nhân bền chặt hơn.
Nhà trị liệu tâm lý Griffiths cho biết, nhiều khách hàng nói rằng họ hoàn toàn không muốn ổn định cuộc sống trước tuổi 20 hoặc 30 vì hôn nhân không phải là điều cần thiết mà là một lựa chọn có ý thức.
Đối với những người trẻ đã lập gia đình, hôn nhân có ý nghĩa gì và làm thế nào để giữ được sự tươi mới?
Natalie (New York) cho biết, cô và chồng “lớn lên riêng biệt”. Khi bước vào cuộc hôn nhân, cả hai đều thành công và nhận thức rõ ràng mình là ai và mình có giá trị gì. Do đó, họ cho phép nhau trở thành con người thật của mình và điều này giúp hôn nhân bền chặt hơn.
Jenny, 30 tuổi, là một nhà hoạt động vì nữ quyền, cô có tính cách độc lập và tự do tài chính. Chia sẻ về hôn nhân, cô nói: “Hôn nhân cho phép tôi tìm được người xứng đáng được tôn trọng và đồng thời tôn trọng tôi”.
Jenny tin rằng sự khác biệt giữa hôn nhân và chung sống lâu dài là sự cam kết có thể giúp nhau giải quyết những khác biệt và cùng nhau vượt qua khó khăn.
“Khi chúng tôi bắt đầu tranh cãi nhiều hơn, chúng tôi đến gặp bác sĩ tâm lý, điều này giúp giảm bớt xung đột”, Jenny nói.