Lý do Nga trụ vững dù chịu lệnh trừng phạt của phương Tây

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Chính sách tài chính cân bằng và kinh nghiệm quản lý khủng hoảng được cho là đã giúp Moscow chịu được áp lực chưa từng có.

Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nga Elvira Nabiullina.
Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nga Elvira Nabiullina.

Trong bài phát biểu trước Duma Quốc gia (hạ viện), Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nga Elvira Nabiullina cho biết, lệnh trừng phạt của các nước phương Tây áp đặt Nga năm ngoái nằm ngoài kịch bản xấu nhất.

Theo bà Elvira Nabiullina, khó có thể chuẩn bị sẵn sàng cho “một loạt các biện pháp trừng phạt vô lý như vậy khi các điều kiện bên ngoài phát triển vượt ra ngoài kịch bản xấu nhất đối với chúng tôi. Tuy nhiên, chính sách cân bằng và vững chắc của những năm trước, kinh nghiệm chống khủng hoảng đã cho phép chúng tôi đáp ứng một cách hiệu quả".

Bà Nabiullina lưu ý, nền kinh tế và hệ thống tài chính Nga đã chứng minh sự ổn định trong những giai đoạn khó khăn.

Thống đốc cho biết, các công ty và người dân một lần nữa thể hiện khả năng thích ứng nhanh chóng với hoàn cảnh mới. Các biện pháp hỗ trợ của nhà nước đầy đủ và giúp nền kinh tế vượt qua hàng loạt lệnh trừng phạt. Ngân hàng và các tổ chức khác hoạt động trong lĩnh vực tài chính hoạt động ổn định, cung cấp cho đất nước những nguồn tài chính cần thiết.

Về phần mình, Ngân hàng Nga theo đuổi chính sách đảm bảo duy trì sự ổn định tài chính và phục hồi khá nhanh sự ổn định giá cả - bà Nabiullina kết luận.

Bà Nabiullina cũng ca ngợi công việc của các ngân hàng quốc gia, giúp giữ cho khu vực tài chính “ổn định” và cung cấp cho quốc gia các nguồn tài chính cần thiết. Bà mô tả các biện pháp hỗ trợ của chính phủ là “đầy đủ và kịp thời”, đồng thời nói thêm rằng, chúng đã giúp nền kinh tế “vượt qua cơn bão trừng phạt”.

Nga đã phải đối mặt với các lệnh trừng phạt chưa từng có do Mỹ và các đồng minh áp đặt vào năm ngoái vì Moscow quyết định tiến hành chiến dịch quân sự ở nước láng giềng Ukraine.

Hệ thống tài chính và ngân hàng của Nga, cũng như ngành hàng không và vũ trụ của nước này là những đối tượng đầu tiên bị ảnh hưởng.

Mỹ và EU đã đưa ra tổng cộng 10 vòng trừng phạt cho Nga. Tháng 12/2022, EU, cùng với các nước G7 và Australia, đưa ra mức giá trần đối với dầu vận chuyển bằng đường biển của Nga là ở mức 60 USD/thùng.

Nhiều quan chức và phương tiện truyền thông phương Tây dự đoán rằng ,nền kinh tế Nga sẽ sụp đổ dưới áp lực của các biện pháp trừng phạt và chi tiêu quân sự. Tuy nhiên, sau đó họ phải thừa nhận Moscow đã xoay sở để vượt lên những dự báo về sự sụp đổ và u ám.

Tháng 8 năm ngoái, Bloomberg và Washington Post đưa tin các biện pháp trừng phạt không khiến Nga sụp đổ kinh tế như các nhà lãnh đạo phương Tây kỳ vọng. Tháng 12/2022, Tổng thống Putin nói rằng bất chấp lệnh trừng phạt, Nga đang vượt trội so với nhiều quốc gia G20.

Tháng 4, Ngân hàng Thế giới (WB) cho biết nền kinh tế Nga đang hoạt động tốt hơn đáng kể so với dự kiến. Họ đã điều chỉnh dự báo GDP Nga từ mức giảm 3,3% xuống còn 0,2%.

Bộ trưởng Kinh tế Nga thậm chí còn lạc quan hơn trong dự báo hồi tháng 4 khi nói rằng GDP dự kiến sẽ tăng 2,8% vào năm 2026.

Theo RT

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Vũ Đình Công và Đặng Ngọc Phú tại cơ quan công an. Ảnh: Công an Kon Tum.

Khởi tố 2 thanh niên cho vay lãi 365%/năm

GD&TĐ - Vũ Đình Công và Đặng Ngọc Phú vào Kon Tum tổ chức cho nhiều người vay tiền với lãi suất lên đến 365%/năm, gấp 18 lần mức lãi suất quy định.