Sự mệt mỏi kéo dài vào buổi sáng gây ra nhiều vấn đề khiến bạn khó chịu suốt cả ngày. Điều quan trọng là phải hiểu tại sao bạn vẫn cảm thấy mệt mỏi sau khi ngủ đủ giấc và bạn nên làm gì để cảm thấy dễ chịu hơn.
Theo giới chuyên gia, trong khi ngủ, bộ não của chúng ta xử lý các sự kiện trong ngày, hình thành ký ức và tạo kết nối. Khoảng thời gian thư giãn này giúp chúng ta thức dậy với tinh thần minh mẫn, sẵn sàng đón chào ngày mới.
Thực tế, sức khỏe thể chất và giấc ngủ của chúng ta gắn liền với nhau. Giấc ngủ chất lượng tốt giúp kiểm soát sự cân bằng của các hormone khiến bạn cảm thấy đói hoặc no, ảnh hưởng đến thói quen ăn uống.
Quan trọng hơn, giấc ngủ ảnh hưởng trực tiếp đến cách cơ thể chúng ta phản ứng với insulin, loại hormone kiểm soát lượng đường trong máu. Giấc ngủ ngon chống lại nhiễm trùng tốt hơn. Trái lại, thiếu ngủ có thể dẫn đến tăng cân và các vấn đề sức khỏe khác.
Đặc biệt, thiếu ngủ sẽ tác động lớn đến tâm trạng, trí nhớ và khả năng xử lý căng thẳng. Theo thời gian, việc thiếu ngủ góp phần gây ra lo lắng hoặc trầm cảm.
Giải quyết lý do đằng sau việc thức dậy mệt mỏi sẽ giúp bạn cải thiện đáng kể chất lượng giấc ngủ của và giảm nguy cơ thức dậy với cảm giác uể oải.
Bạn có thể bị rối loạn giấc ngủ
Ngay cả khi bạn không bị mất ngủ, rối loạn giấc ngủ vẫn ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Các vấn đề như ngưng thở khi ngủ làm gián đoạn chu kỳ giấc ngủ, khiến cơ thể không thể phục hồi và dẫn đến mệt mỏi vào buổi sáng, còn được gọi là quán tính khi ngủ.
Trong trường hợp này, bạn nên tham khảo ý kiến chuyên gia chăm sóc sức khỏe nếu nghi ngờ mình mắc chứng ngưng thở khi ngủ.
Bạn đang phải đối mặt với căng thẳng và lo lắng
Căng thẳng và lo lắng cản trở khả năng đi vào giấc ngủ hoặc duy trì giấc ngủ của bạn do nó khiến tâm trí không ngừng bận rộn. Điều này đặc biệt đúng vào ban đêm khi cơ thể chúng ta nghỉ ngơi, điều này cho chúng ta thời gian để nhận thấy bộ não của chúng ta đã hoạt động như thế nào.
Hãy thực hành các kỹ thuật thư giãn như thiền, thở sâu hoặc tập yoga nhẹ nhàng trước khi đi ngủ để giúp kiểm soát căng thẳng và lo lắng - những tác nhân cản trở chất lượng giấc ngủ của bạn.
Lịch ngủ không nhất quán
Lịch trình ngủ không nhất quán gây xáo trộn đồng hồ bên trong cơ thể, khiến bạn khó thức dậy sảng khoái.
Hãy hình thành thói quen ngủ, đây là một trong những cách tốt nhất để đảm bảo bạn được nghỉ ngơi đầy đủ vào ban đêm và có chất lượng tốt.
Xây dựng lịch trình ngủ dựa trên nhu cầu riêng của bạn. Duy trì lịch trình bằng cách đi ngủ và thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi ngày, kể cả vào cuối tuần. Tính nhất quán này giúp điều chỉnh đồng hồ sinh học bên trong cơ thể.
Bạn dùng điện thoại quá lâu trước khi đi ngủ
Ánh sáng xanh từ màn hình có thể ức chế hormone ngủ, làm bạn khó ngủ. Rõ ràng điện thoại cũng là một nguyên nhân gây xao lãng lớn. Mang điện thoại vào phòng ngủ và lướt thông tin trước khi đi ngủ khiến bạn ít có khả năng thức dậy với cảm giác dễ chịu.
Tốt nhất bạn nên tránh sử dụng thiết bị di động ít nhất một giờ trước khi đi ngủ. Thay vào đó, hãy thử đọc một cuốn sách hoặc thực hiện vài động tác giãn cơ nhẹ nhàng.
Môi trường ngủ của bạn không được tối ưu hóa
Môi trường ngủ ồn ào hoặc không thoải mái khiến bạn không thể đạt đến giai đoạn ngủ sâu và phục hồi, gây mệt mỏi vào buổi sáng. Điều này cũng có thể đúng nếu bạn ngủ chung với bạn đời, con nhỏ hoặc thú cưng.
Hãy tạo môi trường ngủ thuận lợi, đảm bảo phòng ngủ tối, yên tĩnh và mát mẻ. Đầu tư vào một tấm nệm và gối thoải mái để nâng cao sự thư giãn khi ngủ.
Chế độ ăn uống và lối sống của bạn
Caffeine hoặc bữa ăn lớn gần giờ đi ngủ có thể làm gián đoạn giấc ngủ, khiến bạn cảm thấy không được nghỉ ngơi vào buổi sáng.
Tiêu thụ đường và rượu quá gần giờ đi ngủ cũng cũng ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ vào buổi tối hôm đó.
Tốt nhất bạn nên giảm chất kích thích và lựa chọn thực phẩm, đồ uống bổ dưỡng. Tránh chất caffeine, thực phẩm giàu chất béo, đường và rượu gần giờ đi ngủ đồng thời tham gia các hoạt động thể chất thường xuyên để thúc đẩy giấc ngủ ngon hơn.