Lý do bạn nên bỏ ngay thói quen bẻ khớp ngón tay

GD&TĐ - Nhiều người có thói quen bẻ khớp ngón tay để cảm thấy nhẹ nhõm hoặc đó là biểu hiện của sự lo lắng.

Bẻ khớp ngón tay có thể là một cách khiến cơ thể bạn trở nên bận rộn khi bạn lo lắng. (Ảnh: ITN).
Bẻ khớp ngón tay có thể là một cách khiến cơ thể bạn trở nên bận rộn khi bạn lo lắng. (Ảnh: ITN).

Tuy nhiên, giới chuyên gia cho rằng việc thực hiện thói quen này quá thường xuyên có thể dẫn đến các vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe bàn tay của bạn.

Các nghiên cứu cho thấy có tới 54% người bẻ khớp ngón tay. Họ làm điều đó vì rất nhiều lý do. Có người thích nghe âm thanh phát ra từ các khớp ngón tay. Ngoài ra, một số người cho rằng việc bẻ khớp ngón tay sẽ tạo ra nhiều không gian hơn cho khớp, giúp giảm căng thẳng và tăng khả năng vận động.

Cũng giống như thói quen vặn tay hoặc xoắn tóc, bẻ khớp ngón tay là một cách khiến cơ thể bạn trở nên bận rộn khi bạn lo lắng.

Một số người bị căng thẳng cần phải giải tỏa điều gì đó. Trong trường hợp này, bẻ khớp ngón tay có thể cho phép chuyển hướng chú ý và giải phóng căng thẳng mà không thực sự gây hại.

Một khi bạn bắt đầu bẻ khớp ngón tay vì bất kỳ lý do nào, bạn sẽ dễ dàng tiếp tục làm điều đó cho đến khi nó trở thành thói quen xấu.

Nguyên nhân tạo ra âm thanh “gây nghiện”

Có người thích nghe âm thanh phát ra từ các khớp ngón tay. (Ảnh: ITN).

Có người thích nghe âm thanh phát ra từ các khớp ngón tay. (Ảnh: ITN).

Âm thanh “bốp” hoặc “rắc” xảy ra khi chúng ta bẻ khớp ngón tay là do bong bóng vỡ trong dịch khớp, chất này có nhiệm vụ bôi trơn các khớp của bạn.

Khi bạn kéo xương ra xa nhau, áp suất âm sẽ tích tụ, khiến những bong bóng này vỡ ra. Các khớp của bạn cũng có thể tạo ra âm thanh do sự chuyển động của dây chằng khi duỗi hoặc uốn các khớp ở ngón tay.

Hãy hình dung về nó như việc thổi bong bóng bằng kẹo cao su cho đến khi bong bóng nổ tung.

Tác dụng phụ của thói quen bẻ khớp ngón tay

Chấn thương ngón tay do kéo quá mạnh hoặc di chuyển sai hướng thường rất đau. (Ảnh: ITN).
Chấn thương ngón tay do kéo quá mạnh hoặc di chuyển sai hướng thường rất đau. (Ảnh: ITN).

Trái ngược với niềm tin phổ biến, việc bẻ khớp ngón tay không thực sự góp phần vào sự phát triển của bệnh viêm khớp.

Một nhóm các nhà nghiên cứu cho rằng thói quen này có khả năng gây thương tích cho bàn tay nếu bạn thực hiện không đúng cách hoặc dùng lực quá mạnh.

Trật khớp ngón tay

Các khớp đốt ngón tay là nơi các ngón tay của bạn tiếp nối với phần còn lại của bàn tay. Mặc dù các khớp này rất ổn định nhưng vẫn có thể bị trật khớp khi tác dụng đủ áp lực bên ngoài.

Thông thường, bẻ khớp ngón tay quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến ngón trỏ và ngón út trước tiên.

Dây chằng bị bong gân

Dây chằng là các mô kết nối xương của bạn tại vị trí khớp. Bong gân xảy ra khi dây chằng hỗ trợ bị căng quá mức hoặc bị rách do bị vặn, bị va đập hoặc các loại chấn thương khác. Khi bị bong gân ở ngón tay, bạn có cảm giác đau đớn như thể thịt bị rách.

Ảnh hưởng đến người xung quanh

Mặc dù việc bẻ khớp ngón tay không gây hại cho bạn tức thì nhưng nó có thể khiến những người xung quanh mất tập trung. Thậm chí bạn khó dừng lại nếu nó đã trở thành thói quen.

Lời khuyên giúp bạn bỏ thói quen bẻ khớp ngón tay

Hãy suy nghĩ về lý do tại sao bạn bẻ khớp ngón tay và giải quyết mọi vấn đề cơ bản. Ngoài ra, bạn nên tìm cách khác để giảm bớt căng thẳng, chẳng hạn như hít thở sâu, tập thể dục hoặc thiền.

Một số biện pháp giảm căng thẳng mà bạn có thể dễ dàng thực hiện, chẳng hạn như bóp một quả bóng giảm căng thẳng hoặc chà xát hòn đá giảm lo lắng.

Hãy nhận biết mỗi lần bạn bẻ khớp ngón tay và chủ động dừng lại.

Thời điểm cần gặp bác sĩ

Thông thường, bẻ khớp ngón tay không gây đau, sưng tấy hoặc thay đổi hình dạng khớp. Đây chỉ là những dấu hiệu cho thấy có điều gì đó không ổn và bạn cần được bác sĩ đánh giá.

Chấn thương ngón tay do kéo quá mạnh hoặc di chuyển sai hướng thường rất đau. Ngón tay của bạn có thể bị cong hoặc bắt đầu sưng lên. Nếu điều này xảy ra, bạn nên đến gặp bác sĩ ngay.

Nếu bạn nhận thấy các khớp của mình bị đau hoặc sưng khi bẻ khớp ngón tay, thì đó có thể là do một tình trạng bệnh lý tiềm ẩn và cần được bác sĩ đánh giá.

Việc từ bỏ một thói quen như bẻ khớp ngón tay là không dễ nhưng bạn vẫn có thể thực hiện được. Nhận thức được thời điểm bạn đang làm việc đó và tìm những cách khác để giảm bớt căng thẳng là hai điều bạn có thể làm để từ bỏ thói quen này.

Theo henrycountyhospital.org, healthline.com

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

GD&TĐ - Kỷ niệm 20 năm được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa tôn vinh giá trị di sản.