Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Thụy Điển được đăng trên Tạp chí Y học Loãng xương Quốc tế “International Osteoporosis Foundation” cho thấy những lợi ích của hoạt động thể chất trong việc dự phòng loãng xương.
Các nhà nghiên cứu của Đại học Lund-Thụy Điển tiến hành khảo sát 170 em gồm (72 nữ và 98 nam) tham gia hoạt động thể chất 200 phút mỗi tuần, trong khi đó có 91 trẻ gồm(44 trẻ gái và 47 trẻ trai) chỉ tham gia hoạt động thể chất 1 giờ mỗi tuần.
Những trường học có các em tham gia thường ở trong cùng một khu vực, với mức kinh tế xã hội tương tự nhau. Sau 7 năm các nhà nghiên cứu phân tích đánh giá lại khối lượng, cấu trúc của xương chày.
Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng những trẻ gái theo đuổi các hoạt động thể chất từ mức độ vừa đến nặng thì xương chày mạnh hơn lên (+6,9%), dày hơn (+2,5%) và có mật độ xương tốt hơn. Ngược lại ở trẻ trai, các nhà nghiên cứu không thấy những ảnh hưởng của hoạt động thể chất đến chất lượng của xương.
Các kết quả nghiên cứu trước đây cho thấy gia tăng hoạt động thể chất giúp tăng khối lượng và sức mạnh của xương ở những thanh thiếu niên.
Tuy nhiên, kết quả của nghiên cứu này cho thấy những lợi ích của việc tăng thời gian hoạt động thể chất trong nhà trường (đặc biệt trẻ gái) trong thời kỳ xương phát triển.
Theo Tiến sĩ Fritz Jesper-Đại học Lund cho biết “Quan trọng hơn là phải tăng khối lượng và sức mạnh của xương trong giới trẻ, điều này đã có những tác động tích cực đến “sức khỏe” xương, giúp dự phòng gãy xương ở độ tuổi trưởng thành”.
Loãng xương rất bệnh thường gặp nhưng diễn biến âm thầm, không có triệu chứng đặc hiệu. Khi bệnh nhân có triệu chứng thì thường đã bị giảm 30% khối lượng xương.
Đáng lưu ý, số trường hợp gãy cổ xương đùi do loãng xương đang gia tăng nhanh đặc biệt ở các nước châu Á. 25% phụ nữ ở độ tuổi 50 đã bị loãng xương, một bệnh lý có thể dự phòng được nhờ luyện tập thể dục thể thao từ thời thanh thiếu niên. Hoạt động thể thao được xem như biện pháp giúp dự phòng loãng xương.