Vì vậy, để đạt được điểm khá, giỏi, học sinh cần lên kế hoạch ôn tập và làm đa dạng các dạng đề.
Lưu ý nội dung đọc hiểu
Theo ThS Nguyễn Thị Diễm An, phần đọc hiểu trong đề thi minh họa được dẫn một ngữ liệu thuộc lĩnh vực xã hội và có 4 câu hỏi đi kèm theo từng mức độ, từ nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dung cao. Ngữ liệu với các câu hỏi trong đề vừa sức với học sinh.
Để làm tốt phần này, học sinh cần nắm vững 4 cấp độ đọc hiểu: Câu 1 nhận biết; câu 2, 3 thông hiểu; câu 4 vận dụng và câu nghị luận xã hội vận dụng cao.
Đồng thời, cần chú ý đến đọc kĩ câu hỏi, xác định yêu cầu thật kĩ, chú ý mối liên hệ giữa câu hỏi với câu trả lời.
Câu 1 - nhận biết: Câu trả lời ở câu số 1 nằm ngay trong văn bản. Học sinh chỉ cần đọc lướt và xem lại nhan đề; nguồn trích dẫn; câu chủ đề; các từ khóa.
Câu 2, 3 - thông hiểu: Với câu số 2 có từ khóa “theo tác giả” thì phải căn cứ vào văn bản để trả lời. Câu 3 với từ khóa “anh/chị hiểu” thì đòi hỏi học sinh vừa hiểu vừa phải suy luận một ý kiến.
Câu 4 là câu hỏi vận dụng sáng tạo, với câu hỏi này, học sinh có thể đưa ra những suy nghĩ riêng của mình, nhưng cần có tri thức nền tảng về vấn đề đó, phải phù hợp với những chuẩn mực đạo đức, pháp luật. Trên hết, cần trả lời tập trung vào vấn đề chính, chú ý kĩ thuật dựng đoạn văn.
Lưu ý phần làm văn
Phần Làm văn trong đề thi minh họa THPT quốc gia Ngữ văn gồm có 2 câu hỏi. Câu nghị luận xã hội chiếm 20% tổng số điểm của cả bài làm. Vấn đề nghị luận sẽ được rút ra ngay từ ngữ liệu của phần đọc hiểu. Vấn đề này khá gần gũi và thiết thực với học sinh.
Với đề nghị luận xã hội, ThS Nguyễn Thị Diễm An lưu ý, học sinh cần có hiểu biết sâu rộng về vấn đề nghị luận, cần biết kết hợp các thao tác lập luận để tạo lập văn bản. Cần chú ý đảm bảo chuẩn dung lượng bài viết mà đề bài yêu cầu. Cần đưa ra quan điểm có tính cá nhân tránh sự trùng lặp ý hay đề xuất đã có trong văn bản đọc hiểu.
Câu nghị luận văn học: Câu này chiếm 50% trên tổng số điểm bài thi. ThS Nguyễn Thị Diễm An nhận xét: So với các đề năm trước, đề nghị luận năm nay khó hơn do có thêm kiến thức lớp 11. Kiến thức lớp 11 chiếm 30% trong câu nghị luận văn. Đề văn tích hợp cả phân tích nhân vật và quan niệm nghệ thuật của tác giả, tức là có 2 yêu cầu cần làm rõ trong đề.
Học sinh muốn làm tốt đề này không chỉ cần nắm vững những kiến thức cơ bản, thành thạo kĩ năng tạo lập văn bản nghị luận văn học mà còn cần phải tư duy tổng hợp để bài viết chính xác và phong phú.
Tuy nhiên một vấn đề nan giải đó là thời gian 120 phút. Nếu sắp xếp không khoa học sẽ gây tâm lí không tốt. Theo kinh nghiệm giải đề người viết nhận thấy học sinh cần dành 20 phút để làm đọc hiểu; câu nghị luận xã hội 20 phút và còn lại câu nghị luận văn học nên dành cho 80 phút.
Rõ nhất là ở câu Nghị luận văn học không phải là dạng bàn về một ý kiến, nhận định mà là so sánh giữa hai hình tượng văn học bao gồm kiến thức lớp 11 và kiến thức lớp 12. Trong đó kiến thức lớp 11 chiếm khoảng 30% trong câu nghị luận văn học.
Đề thi gồm 2 phần: Phần 1: Đọc hiểu, chiếm 30% tổng số điểm. Phần 2: Làm văn, chiếm 70% tổng số điểm bài thi" - ThS Đặng Thị Diễm An.