Lưu ý đánh giá năng lực ngoại ngữ ứng viên xét công nhận chức danh GS, PGS

Lưu ý đánh giá năng lực ngoại ngữ ứng viên xét công nhận chức danh GS, PGS

Theo văn bản này, thực hiệnquy định tại điểm đ, khoản 2, Điều 12 của Quyết định số 37/2018/QĐ-TTg: "Hội đồngGiáo sư cơ sở phối hợp với cơ sở giáo dục đại học tổ chức đánh giá năng lực ngoạingữ phục vụ công tác chuyên môn và khả năng giao tiếp tiếng Anh của ứng viên",việc thành lập Tổ thẩm định năng lực ngoại ngữ phục vụ công tác chuyên môn vàkhả năng giao tiếp tiếng Anh cần bảo đảm các yêu cầu sau:

Tổ thẩm định năng lực ngoạingữ phục vụ công tác chuyên môn và khả năng giao tiếp tiếng Anh có quyết địnhthành lập và có tiêu chí đánh giá rõ ràng, công khai để ứng viên biết. Đối vớimỗi ứng viên, kết quả đánh giá được ghi trong biên bản và gửi kèm theo hồ sơ kếtquả của HĐGS cơ sở về Văn phòng HĐGS nhà nước theo quy định.

Các thành viên Tổ thẩm địnhnăng lực ngoại ngữ phục vụ công tác chuyên môn có trình độ ngoại ngữ đáp ứngquy định tại điểm b, khoản 5, Điều 2, Quyết định số 37/2018/QĐ-TTg và có chuyênmôn phù hợp với chuyên môn của ứng viên cần thẩm định năng lực ngoại ngữ.

Thành viên Tổ thẩm định khảnăng giao tiếp tiếng Anh phải có giảng viên tiếng Anh với trình độ tiếng Anhphù hợp. Việc đánh giá khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh thực hiện theo quy địnhtại khoản 6, Điều 2, Quyết định số 37/2018/QĐ-TTg.

Cũng theo văn bản này, HĐGScơ sở và HĐGS ngành, liên ngành sử dụng biểu mẫu 11 kèm theo công văn này thaythế cho biểu mẫu số 11 ban hành kèm theo Công văn số 78/HĐGSNN ngày 29/5/2020 vềviệc thông báo bổ sung, cập nhật phụ lục II, Quyết định số 37/2018/QĐ-TTg.

HĐGS nhà nước đã xây dựng bảnđiện tử biểu mẫu số 08 ban hành kèm theo Công văn số 78/HĐGSNN về việc thôngbáo bổ sung, cập nhật phụ lục II, Quyết định số số 37/2018/QĐ-TTg để các HĐGScơ sở sử dụng (nếu có nhu cầu). Các HĐGS cơ sở truy cập vào địa chỉ: http://hdgsnn.gov.vn/hoidongcoso/ và thực hiện theo hướng dẫn.

Xem mẫu số11 mới tạiđây

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Cha mẹ có thể để trẻ bình tĩnh rồi nói chuyện. Ảnh minh họa

Làm gì khi con hay giận dỗi?

GD&TĐ - Trẻ nhỏ thường giận dỗi, buồn rầu vì không thể nói ra được nỗi bực bội của mình hoặc chưa được đáp ứng mong muốn nào đó.