Lương của chồng có thể được chuyển thẳng vào tài khoản của vợ

GD&TĐ - Một trong những điểm mới được thể hiện tại Bộ luật Lao động 2019 là bổ sung quy định về nguyên tắc trả lương và hình thức trả lương cho người lao động.

Chồng có thể ủy quyền cho vợ để nhận lương (ảnh nguồn internet)
Chồng có thể ủy quyền cho vợ để nhận lương (ảnh nguồn internet)

Từ ngày 1/1/2021, người lao động có thể ủy quyền nhận lương của mình cho người khác trong trường hợp không thể nhận trực tiếp. Đây là một điểm mới chưa có tại Bộ luật Lao động 2012.

Cụ thể, theo điều 94 của Bộ luật này, trong trường hợp người lao động không thể nhận lương trực tiếp thì người sử dụng lao động có thể trả lương cho người được người lao động người lao động không thể nhận lương trực tiếp Người sử dụng lao động phải chuyển lương cho người được ủy quyền hợp pháp. Bộ luật cũng quy định, người sử dụng lao động không được hạn chế hoặc can thiệp vào quyền tự quyết chi tiêu lương của người lao động;…

Tại khoản 2 điều 96, quy định hình thức trả lương nêu rõ: Lương được trả bằng tiền mặt hoặc trả qua tài khoản cá nhân của người lao động được mở tại ngân hàng.

Với những quy định nêu trên, tiền lương của người lao động có thể được chuyển thẳng vào tài khoản của người được ủy quyền nhận lương. Trong trường hợp vợ là người được ủy quyền hợp pháp để nhận lương thì tiền lương của chồng sẽ được chuyển thẳng vào tài khoản của vợ.

Bộ luật Lao động 2019 có hiệu lực từ ngày 1/1/2021.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Học sinh Trường THPT Nguyễn Văn Thoại (Cẩm Lệ, Đà Nẵng) trải nghiệm về điện trường. Ảnh: NTCC

Tạo nguồn tuyển sinh cho khối STEM

GD&TĐ - Gắn kết chặt chẽ giữa phương pháp, hình thức tổ chức thực hiện giáo dục STEM và hướng nghiệp, phân luồng học sinh vào các nghề nghiệp trong lĩnh vực này sẽ góp phần phát triển nguồn nhân lực STEM.