Luộc gà quá lâu
Muốn chắc chắn thịt gà không bị sống, đỏ bên trong, nhiều người đun cả nửa tiếng, thậm chí hơn. Điều này dễ khiến thịt gà nát, nhạt.
Cách đúng là sau khi cho gà vào nước ấm, đun lửa vừa cho tới khi sôi rồi giảm lửa để sôi lăn tăn tầm 5 phút là lật gà cho chín đều. Lúc này, bạn cũng nên hớt sạch bọt, cặn bẩn rồi đậy vung đun thêm vài phút cho sôi rồi tắt bếp, om tầm 5 phút.
Để lửa quá to
Dù bạn luộc gà thả vườn hay gà công nghiệp thì khi nồi nước luộc đã sôi, bạn cũng nên chỉnh nhỏ lửa để gà có thể chín đều cả bên trong lẫn bên ngoài.
Nếu để lửa to, khi bên ngoài đã chín thì bên trong vẫn còn sống, thậm chí lửa to dễ làm da gà rách ra, trông không còn đẹp mắt.
Luộc gà bằng nước lạnh khiến cho gà dễ bị nứt thịt.
Không bỏ muối khi luộc
Tất nhiên, bạn có thể cho mắm muối vào cuối quá trình nấu nướng, tuy nhiên lúc đó, gia vị sẽ không ngấm vào gà nhiều khiến món ăn nhạt nhẽo.
Khi luộc gà, bạn có thể cho một nhúm muối vào nồi nước ngay từ đầu để gà thêm đậm đà và thơm hơn. Đặc biệt, nếu nướng gà, bạn nên ướp một chút muối ngoài da.
Không thêm các gia vị khác
Muối và hạt tiêu không phải là những gia vị duy nhất bạn có thể nêm vào thịt gà. Khi luộc gà, ngoài muối, nhiều người còn cho thêm một củ gừng và một củ hành nướng (cả hai đều được giã đập dập) để gà thơm và ngọt hơn.
Nếu nướng hay rang gà, bạn có thể chà bơ và chanh vào gà, khiến gà có một hương vị rất thú vị.
Khi luộc gà nên cho chút muối.
Luộc gà bằng nước lạnh
Luộc gà với nước lạnh là cách hầu hết mọi người hay làm, nhưng sẽ khiến gà kém ngon khi chất ngọt béo trong gà bị nhạt đi khi đun lâu. Bạn cũng không nên luộc gà bằng nước đã đun sôi vì dễ khiến da gà nứt mà bên trong vẫn sống.
Cách được khuyên dùng là đun nước nóng vừa (khi bắt đầu bốc hơi) tầm 50-60 độ rồi cho gà vào luộc. Cách này sẽ khiến da gà săn lại ngay, gà dậy mùi thơm, ăn ngọt thịt.